Công nghệ xử lý nước thải ASBR là gì?
Công nghệ xử lý nước thải ASBR (viết tắt từ Advanced Sequencing Bath Reactor) là loại bể phản ứng nâng cao. Bởi vì, những chất như Nito, Photpho,... trong nước thải khi được đưa vào bể đều được xử lý một cách triệt để.
Đây là một trong những công nghệ thông minh, mang đến sự tối ưu xử lý. Hạn chế khá nhiều nhược điểm của bể truyền thống và không cần công trình bổ sung.
Cấu tạo của bể ASBR
Level sensor (Bộ cảm biến cấp độ): Hiển thị mức cung cấp định lượng ở màn hình điều khiển chính. Nếu mức nước trong bể ở mức quá cao thì tự động kích hoạt van mở nước trong bể đóng lại. Ngược lại, nếu quá thấp thì van xả nước của bể bùn hoạt tính sẽ tự động đóng lại.
Decanter thu nước: Nhiệm vụ chính của thiết bị này chính là thu nước về sau khi nước được xử lý ở bể bùn hoạt tính ra bể khử trùng.
Bơm tuần hoàn nước thải: Nhiệm vụ chính là thu tuần hoàn nước trong bể. Bơm bùn dư sẽ đảm nhiệm chức năng đưa bùn dư từ bể ASBR sang bể chứa bùn ở hệ thống xử lý nước thải.
Ưu điểm
- Đơn giản, tự động hoạt động, kiểm soát bằng hệ thống PLC.
- Phù hợp với sự thay đổi về lưu lượng cũng như tải trọng nguồn nước đầu vào.
- Xử lý triệt để những chất COD, BOD, Nitơ, Photpho,... và tách biệt những chất rắn chất lỏng ra khỏi nhau liên tục.
- Nâng công suất lên mức cao nhất mà vẫn đạt được hiệu quả chất lượng tối đa.
- Tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng áp dụng cho mọi trường hợp.
- Quá trình diễn ra nhanh.
- Chi phí vận hành thấp.
- Hạn chế phát sinh ra mùi.
- Hoạt động cao hơn bể truyền thống 30%.
- Lượng bùn dư sinh ra rất ít do mật độ vi sinh xử lý nước thải có thể đạt được nồng độ đến 5.000 – 6.000 mg/l.
- Chi phí đầu tư thấp, không cần xây dựng bể lắng sinh học hay bổ sung bất kỳ quy trình nào khác.
- Không sử dụng hóa chất, thuần sinh học, bùn sinh ra không phải là bùn nguy hại.
Nhược điểm
Vì đây là công trình vận hành tự động nên cần cán bộ vận hành có trình độ cao.
Quy trình hoạt động
Quy trình hoạt động bằng công nghệ xử lý nước thải ASBR thường được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học
- Nước thải từ bên ngoài sẽ được vận chuyển theo đường ống dẫn cấp 1 vào bể để loại bỏ bớt những cặn bẩn cát hoặc váng dầu mỡ.
- Các chất hữu cơ nặng cũng sẽ được lắng xuống đáy bể để loại bỏ bớt.
- Những chất hữu cơ nổi đặc trưng sẽ được trung chuyển tới bể tuyển nổi để tiến hành xử lý sau.
- Chất lỏng và chất hữu cơ rắn lơ lửng sẽ được tách ra thành 2 phần riêng biệt.
- Váng dầu mỡ cũng được bơm hút chân không chuyển về bể xử lý dầu mỡ.
- Chất hữu cơ rắn lửng lơ cũng được lắng xuống đáy, sau đó cào hết lên và đưa về bể xử lý bùn.
- Phần còn lại của nước thải sẽ được chuyển đến bể khử trùng rồi đưa qua ống xả lên trên.
Giai đoạn 2: Xử lý bằng phương pháp sinh học
Tới giai đoạn này, sẽ được chia làm 2 vách ngăn: Ngăn tiền phản ứng và Ngăn phản ứng chính.
Toàn bộ quá trình xử lý sinh học theo mẻ và mỗi mẻ kéo dài khoảng 288 phút với 3 chu kỳ chính:
- Xử lý: Không khí được cung cấp vào bể để tạo môi trường và điều kiện cho vi sinh vật phản ứng, đĩa màng sẽ được dùng tán nhuyễn không khí trong này.
- Lắng: Công đoạn sục khí được tạm dừng, để vi sinh vật có khoảng thời gian dừng nghỉ ngơi. Đồng thời tạo môi trường cho các chất rắn lắng xuống đáy bể.
- Thu: Máng thu được hạ dần xuống, thu lấy phần nước khi chất rắn lắng dần.
Giai đoạn 3: Khử trùng bằng hóa chất
Sau khi thu được lượng nước từ máng thu, nước được vận chuyển về bể khử trùng.
Máy cảm biến cũng tự động bật đèn báo hiệu để tiến hành xử lý và điều chỉnh cửa, đảm bảo lượng nước ra được giữ ở mức ổn định và diệt khuẩn hoàn toàn.
Phạm vi ứng dụng
Được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị hay nước thải công nghiệp,... Tập trung nhiều vào những dự án lớn hoặc công trình có diện tích trung bình.
Với nội dung bài viết như trên, hy vọng các bạn có thể nắm rõ được thông tin về công nghệ xử lý nước thải ASBR từ khái niệm cho đến nguyên lý hoạt động. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về công nghệ này thì có thể liên hệ trực tiếp vào số hotline hoặc truy cập vào trang web để được hỗ trợ nhanh nhất và tận tâm nhất nhé!