Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được cấu tạo từ tổ hợp nhiều bể xử lý có chức năng riêng biệt. Chúng kết hợp với nhau với mục đích bổ trợ, tối ưu, để nước thải đầu ra có chất lượng tốt nhất. Một bể gặp trục trặc có thể dẫn đến dừng cả hệ thống, ảnh hưởng tới hiệu quả chung.
10 loại bể xử lý nước thải công nghiệp thường dùng
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại bể này, bài viết sau đây xin chia sẻ tổng quát thông tin về từng loại.
Trong một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có rất nhiều bể xử lý khác nhau
1. Bể thu gom
Bể thu gom là nơi chứa đựng nước thải đầu tiên trong hệ thống. Chúng có chức năng tập trung toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy, xí nghiệp, cùng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên lao động.
Nước thải từ bể này sẽ được chuyển tiếp đến các bể phía sau để tiến hành các thao tác làm sạch. Nhiệm vụ chính của bể thu gom là giữ lại toàn bộ các tạp chất kích thước lớn trước khi chảy vào bể, bằng cách kết hợp với song chắn rác.
2. Bể tách dầu mỡ
Trong nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải ngành thực phẩm cần có bể tách dầu mỡ. Dầu mỡ là nguyên nhân gây tắc nghẽn và làm giảm hiệu quả xử lý của chu trình phía sau. Chúng thường được phát sinh từ khu vực bếp ăn, hay trong quá trình làm sạch nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Bể này có chức năng tách dầu mỡ ra khỏi nước thải, sau đó được chuyển tiếp tới bộ phận xử lý phía sau.
3. Bể điều hòa
Đây là nơi chứa nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong khoảng 1 ngày. Bể có chức năng đảm bảo nồng độ và lưu lượng, pH của nước thải ở mức ổn định. Dưới đáy bể điều hòa được lắp đặt hệ thống máy thổi khí, máy khuấy chìm đảo trộn liên tục, tránh tình trạng lắng cặn và bốc mùi hôi.
4. Bể kỵ khí (UASB)
Bể kỵ khí là nơi xảy ra ba quá trình cơ bản là phân hủy, lắng bùn và tách khí. Bể xử lý kỵ khí có khả năng xử lý các chất hữu cơ hàm lượng cao, là thành phần cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải sinh học.
Đặc điểm nổi bật của bể kỵ khí khác so với các bể khác là bể kín, không có sự có mặt của oxy ở trong bể. Đó là điều kiện phù hợp để các vi sinh vật kỵ khí phát triển nhanh, mạnh nhất.
5. Bể thiếu khí (Anoxic)
Bể thiếu khí được xây dựng với chức năng loại bỏ hiệu quả Nito và Photpho trong nước thải. Nước khi chuyển tới bể thiếu khí sẽ xảy ra quá trình lên men, khử nitrat, cắt mạch... Trong bể được gắn thêm máy khuấy trộn chìm để tránh hiện tượng lắng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển.
6. Bể hiếu khí
Bể xử lý hiếu khí được sử dụng để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ, dựa vào các vi sinh vật hiếu khí. Nó còn được gọi tên là bể bùn hoạt tính, với các vi sinh vật hoạt động lơ lửng. Vi sinh vật hiếu khí sinh sôi và phát triển nhờ vào việc sử dụng oxy, hấp thụ và phân hủy chất ô nhiễm trong nước thải làm thức ăn.
Trong bể này, các bông bùn được tạo thành và nhanh chóng lớn dần, hiệu quả để giảm BOD, COD. Tuy nhiên, quá trình tiêu tốn khá nhiều năng lượng, khi cần dùng đến máy thổi khí, đĩa thổi khí.
7. Bể lắng
Bể lắng thường được sử dụng để trợ lắng cặn, bông cặn trong nước thải. Chúng thường được dùng sau các bể sinh học và bể keo tụ.
Để đảm bảo hiệu quả xử lý, thường bể có chiều sâu tối thiểu 3m và thời gian lưu nước ít nhất 5 giờ. Do đó, bể thường có kích thước rất lớn để chứa được khối lượng nước lớn trong thời gian lâu. Sau đó, bùn trong bể sẽ được thu gom về bể chứa bùn. Chu trình lắng lại tiếp tục.
]
8. Bể chứa bùn
Như tên gọi, bể này có nhiệm vụ chính là lưu trữ bùn phát sinh từ các bể xử lý phía trước (bể hiếu khí, thiếu khí, bể lắng). Máy ép bùn thường được kết hợp sử dụng để làm bùn nhanh khô, giảm kích thước bùn thải.
Sau đó, bùn sẽ được chuyển cho các đơn vị có chức năng thu gom theo đúng quy định đã ban hành của nhà nước về chất thải nguy hại.
9. Bể khử trùng
Nước thải sau khi đã được xử lý sẽ được chuyển tới bể khử trùng. Đây là loại bể bắt buộc phải có trong mọi hệ thống công nghiệp. Do trong nước thải sau các bước trên vẫn còn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đa phần các hệ thống thường sử dụng hóa chất Clorine để diệt khuẩn và chuyển tới bể chứa nước sạch.
10. Bể chứa nước sạch
Sau khi nước thải được xử lý qua các bể trên, nước phải được chuyển bể lưu trữ nước sạch. Nước sẽ được lưu tại đây đã đáp ứng được yêu cầu để xả thải ra môi trường tiếp nhận.
Có thể nói, để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt bao gồm rất nhiều công trình với chức năng khác nhau. Trong đó, các bể xử lý là thành phần cốt lõi nhất của hệ thống.
Trong quá trình vận hành, các doanh nghiệp sản xuất cũng cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Hoạt động này giúp cả hệ thống hoạt động ổn định và cho ra chất lượng nước đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ tới bạn đọc thông tin tổng quan về các loại bể trong một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Để lựa chọn được cho mình công nghệ xử lý nước RO phù hợp nhất, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho bạn sự hài lòng nhất!