Bể lắng tiếp xúc là gì?
Bể lắng tiếp xúc được xây dựng theo hình chữ nhật. Đây là công trình xử lý nước thải được áp dụng phổ biến hiện nay. Bể được dùng để lưu trữ nước trong một thời gian nhất định. Đồng thời, tạo điều kiện để cho các chất lơ lửng dưới có thể lắng xuống dưới tác động của trọng lực.
Khi xây dựng, cần phải đảm bảo chiều dài tối thiểu cao hơn gấp đôi chiều rộng để đảm bảo hiệu quả làm việc. Hiệu suất hoạt động ít nhất phải đạt được 60%. Công trình này có khả năng thích hợp với các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, kể cả những nhà máy có công suất lớn hơn 20.000 m3/ngày.
Vai trò của bể lắng tiếp xúc trong xử lý nước thải
Nhìn chung, nhiệm vụ cơ bản là giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi trong nước. Tại đây, quá trình lắng của tạp chất sẽ bị tác động bởi các yếu tố như: Lưu lượng nước, khối lượng riêng của chất, thời gian lắng, nhiệt độ nước, tốc độ dòng chảy và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng. Cụ thể:
Lắng riêng lẻ tạp chất
Nhiệm vụ chính là loại bỏ cát, đá tồn tại trong nước thải. Hiện tượng này thường xảy ra với những nguồn nước thải có hàm lượng các chất rắn lơ lửng thấp. Các hạt tạp chất sẽ lắng xuống riêng lẻ và gần như không có phản ứng hoặc liên kết đáng kể nào với các hạt tạp chất khác.
Tạo bông cặn lớn
Trong quá trình lắng, một số chất thải có thể liên kết với nhau để tạo thành các bông cặn có kích thước lớn. Điều này giúp chúng gia tăng trọng lượng và đẩy nhanh quá trình lắng. Việc tạo bông cặn trong bể lắng góp phần loại bỏ SS trong nước thải chưa qua xử lý hoặc đã qua xử lý sinh học.
Lắng tập thể
Hiện tượng này xảy ra ở bể lắng thứ cấp được đặt ở vị trí sau bể lắng sinh học. Khi các lực tương tác giữa các hạt tạp chất đủ lớn để ngăn cản các hạt bên cạnh. Mặt phân cách giữa chất lỏng và rắn trong nước thải sẽ xuất hiện ở phía trên khối lắng.
Lắng nén
Hiện tượng lắng nén thường diễn ra ở bể lắng thứ cấp. Khi hàm lượng các hạt đủ để tạo thành một khối cấu trúc nào đó và phải đưa vào liên tục.
Những lưu ý khi thiết kế
Tính toán số liệu cơ bản
- Căn cứ vào lưu lượng và hàm lượng tạp chất trong nước.
- Hàm lượng cặn cho phép trong nước sau lắng.
- Điều kiện về chế độ lắng của hạt tạp chất.
- Hệ số kết tụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng trong bể
- Lưu lượng nước thải cần xử lý trong hệ thống.
- Thời gian lắng của tạp chất.
- Tải lượng của thuỷ lực.
- Khối lượng riêng và tải lượng.
- Vận tốc của dòng nước chảy trong bể.
- Nhiệt độ của nước.
- Diện tích bể lắng lớn hay nhỏ.
- Sự keo tụ của hạt rắn trong bể.
Cách phân loại các loại bể lắng trong bể
Phân theo công dụng
Căn cứ theo công dụng có thể chia bể lắng thành 2 loại bao gồm:
- Bể lắng 1: Thường được đặt trước các công trình xử lý sinh học.
- Bể lắng 2: Thường được đặt sau công trình xử lý nước thải sinh học.
Theo chế độ làm việc
Căn cứ theo chế độ làm việc của bể có 2 loại chính:
- Bể lắng gián đoạn: Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào bể theo từng mẻ rồi để lắng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi đã lắng, nước sẽ được tháo ra ngoài rồi mới cho mẻ mới vào.
- Bể lắng hoạt động liên tục: Với công trình này, nước thải được đưa vào bể liên tục.
Theo chế độ dòng chảy
Theo chế độ dòng chảy có 3 loại bể lắng như sau:
- Bể lắng ngang: Tại đây nước chảy theo phương ngang từ đầu đến cuối bể.
- Bể lắng đứng: Thiết kế cho nước chảy từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
- Bể lắng radian: Nước sẽ chảy từ trung tâm rồi lan ra thành bể và theo hướng ngược lại.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về bể lắng tiếp xúc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công trình này. Toàn Á JSC là đơn vị chuyên thiết kế, thi công, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, nước cấp. Là đơn vị uy tín và lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ bởi các chuyên gia.