Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là gì?
Hàm lượng COD (Chemical Oxygen Demand) là một chỉ số dùng để đánh giá nước thải sinh hoạt có bị ô nhiễm hay không, ở mức độ nào. COD có thể được hiểu là chỉ số hàm lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải.
COD càng cao chứng tỏ nước thải sinh hoạt càng bị ô nhiễm số liệu thống kê tại Việt Nam vài năm gần đây cho thấy COD luôn có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Ước tính mỗi ngày mỗi người thải ra trung bình khoảng 80 lít nước thải bởi các hoạt động vệ sinh thường nhật, giặt giũ…
Hàm lượng COD cao có ảnh hưởng gì?
Hàm lượng COD cao, từ 72 – 102 gam/ng/ngày chứng tỏ nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm. Tình trạng này càng để lâu càng gây ra những ảnh hưởng xấu khôn lường đến:
- Môi trường: Gây ô nhiễm không chỉ môi trường đất tại nơi xả nước thải và các vùng đất kế bên mà còn gây ô nhiễm môi trường không khí. Do thành phần chất thải tồn tại ở cả trạng thái rắn, lỏng, khí. Chất thải dạng khí bốc lên mùi hôi thối nồng nặc cực kỳ khó chịu.
- Sức khỏe động thực vật: Các loài động thực vật sử dụng nước thải sinh hoạt làm nguồn sống dần sẽ gặp phải một số bệnh lý do nhiễm chất độc hại.
- Sức khỏe con người: Gây các bệnh lý viêm da, dị ứng da, bệnh đường tiêu hóa, đường hô hấp…
Cách xác định hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt
Hàm lượng của COD trong nước thải sinh hoạt được xác định chính xác bằng rất nhiều cách. Tiêu biểu là:
Sử dụng Kali pemanganat
Kali pemanganat có công thức hóa học là KMnO4. Theo như QCVN 01-1:2018/BYT, nếu như đo chỉ số pemanganat trong nước thải vượt ngưỡng 2 mg/L thì chứng tỏ COD cao, bị ô nhiễm nặng.
Bể chứa hoặc vùng đất chứa nước thải sinh hoạt sẽ có những biểu hiện điển hình đặc trưng, rất dễ dàng nhận biết đó là rong rêu, tảo phát triển cực kỳ nhanh chóng và tồn tại vô số loài vi sinh vật độc hại.
Sử dụng Kali Dicromat
Kali Dicromat có công thức hóa học là K2Cr2O7. K2Cr2O7 dùng để xác định hàm lượng COD tồn tại ở dạng dung dịch, nồng độ 0.25N. COD trong mẫu thí nghiệm nằm trong mức dưới 50mg/l. Theo phương trình hóa học sau đây:
- CnHaObNc + dCr2O72- + (8d+c)H+ -> nCO2 + (a+8d-3c÷2) H2O + cNH4 + 2dCr3+
Kết quả đo lượng Cr3+ tạo thành sau phản ứng chính là thước đo gián tiếp hàm lượng COD mẫu nước.
Kali Dicromat là cách xác định hàm lượng COD nước thải hiệu quả cao, chính xác nhất, giá tiền rẻ. Chính vì thế, tại Việt Nam hiện nay, cách này được áp dụng nhiều nhất.
Ngoài ra, còn có cách xác định bằng Kali Iodat, Xeri Sulfat. Kali Iodat có công thức hóa học là KIO3. Xeri Sulfat có công thức hóa học là Ce(SO4)2.
Các biện pháp làm giảm hàm lượng COD
Sau đây, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững chắc. Sẽ cung cấp cho các bạn thông tin các biện pháp làm giảm hàm lượng COD nói riêng, xử lý nước thải nói chung:
Xử lý nước thải
Là việc làm vô cùng cần thiết để tiêu diệt, loại bỏ chất độc hại cũng như căn nguyên của COD cao. Thông qua đó phòng ngừa tất cả những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người, động thực vật.
COD hàm lượng cao có thể được xử lý dễ dàng, các loại chất độc hại cũng sẽ được loại bỏ khỏi nước thải nhanh chóng. Nhờ vào rất nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau, giúp cho nước thải sinh hoạt thải ra môi trường thật sự sạch sẽ, vô hại. Điển hình như:
- Biện pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí.
- Sử dụng các loại chất oxy hóa như Ozone, Chlorine, Hydrogen Peroxide.
- Dùng tổ hợp hóa chất keo tụ bông. Gồm phèn sắt, phèn nhôm, PAC.
- Vận dụng phản ứng Fenton.
- Ứng dụng công nghệ Advanced Oxidation Processes (viết tắt AOP).
Sử dụng phương pháp vi sinh hiếu khí
Sở dĩ, vi sinh vật hiếu khí được sử dụng để làm giảm hàm lượng của COD là vì: Vi sinh vật hiếu khí không giống như các loài khác, sinh sống và phát triển dựa vào các loại chất hữu cơ dư thừa và khoáng chất trong nước thải Chúng phân hủy chất hữu cơ, khoáng chất làm thức ăn để tạo ra các loại chất vô cơ vô hại đối với môi trường và sức khỏe.
Phương pháp vi sinh hiếu khí trong xử lý nước thải có thể sử dụng các loài vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong tự nhiên hoặc là nhân tạo. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ quá trình xử lý nước thải đều trải qua 3 giai đoạn. Lần lượt là:
- Oxy hóa 100% chất hữu cơ phục vụ nhu cầu năng lượng tế bào của vi sinh vật: CxHyOzN + (x+ + + ) O2 → xCO2 + H2O + NH3.
- Đồng hóa, tổng hợp, xây dựng nên các tế bào vi sinh vật: CxHyOzN + NH3 + O2 → xCO2 + C5H7NO2.
- Dị hóa, hô hấp bên trong nội bào: C5H7NO2 + 5O2 → xCO2 + H2O; NH3 + O2 → O2 + HNO2 → HNO3.
Trên đây là những thông tin cơ bản quan trọng về hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt. Nếu như các bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc liên quan thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn hỗ trợ.