Nước thải sản xuất nước mắm là gì?
Đối với ngành nghề sản xuất nước mắm, nước thải chủ yếu sẽ là nước dư thừa từ hoạt động sơ chế, làm sạch nguyên liệu. Bên cạnh đó là nước thải từ các thùng chứa, nước mắm dư, tồn đọng và cả nước thải sinh hoạt của công nhân sản xuất.
Thành phần
Cụ thể thành phần trong nước thải sản xuất nước mắm như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị | QCVN 40:2011/BTNMT |
Cột A | Cột B |
pH | | 4,7 - 5,2 | 6,0 - 9,0 | 5,5 - 9,0 |
BOD | Mg/L | 1200 | 30 | 50 |
COD | Mg/L | 1800 | 75 | 150 |
TSS | Mg/L | 250 | 50 | 100 |
Nitơ tổng | Mg/L | 18 | 20 | 40 |
Photpho tổng | Mg/L | 2 | 4 | 6 |
Độ màu | Pt - Co | 4000 | 50 | 150 |
Đặc điểm
Chúng ta có thể thấy các chỉ số của các chất BOD, COD cao. Điều này cũng thể hiện tính chất của nước thải sản xuất nước mắm hầu như là chất hữu cơ. Tỷ lệ BOD5 : COD bằng 0,66 nên nước thải sẽ thích hợp sử dụng cho các công trình sinh học.
Vì sao cần xử lý nước thải sản xuất nước mắm?
Chúng ta thấy rằng trong nước thải của việc sản xuất nước mắm có rất nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ không hòa tan, màu và mùi hôi. Những tạp chất này khi thải ra môi trường chắc chắn sẽ gây hại không hề nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống xung quanh.
Chính vì thế, việc xử lý nước thải sản xuất nước mắm cần nên được áp dụng và thực hiện ngay. Nếu xử lý được nguồn nước thải từ hoạt động này thì chúng ta có thể yên tâm vừa sử dụng nước mắm chất lượng, vừa không sợ các ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe.
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm dựa vào quá trình xử lý thông qua các bể sinh học. Vì vậy, rất phù hợp để ứng dụng tại các khu làng nghề, công ty sản xuất nước mắm, giúp giải quyết các vấn đề về nước thải.
Ưu điểm
- Phù hợp với các đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.
- Sau quy trình xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm đã đạt quy chuẩn hiện hành.
- Chi phí vận hành thấp, chủ yếu bằng các phương pháp sinh học.
- Công trình được thiết kế theo dạng module, giúp dễ mở rộng và nâng cao công suất xử lý.
Nhược điểm
- Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm có thể đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Cần có sự đầu tư và bảo trì liên tục để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống xử lý.
- Một số công nghệ xử lý nước thải có thể gây ra phát thải khí độc hại, gây ô nhiễm không khí.
Quy trình công nghệ xử lý
Nước thải vào
Nước từ khu sản xuất được tập trung về hố thu để bắt đầu xử lý.
Hố thu
Tại đây, thanh chắn rác thô được lắp trong hố nhằm loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Tiếp đó, nước thải được bơm đến bể điều hoà.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa sẽ có đầu đo pH tự động. Lượng pH được điều chỉnh nhờ các dung dịch NaOH và H2SO4 đặc.
Cánh khuấy và máy nén khí sẽ cung cấp oxy để tạo nên sự xáo trộn hoàn toàn và không gây mùi hôi.
Bể lắng
Ở bể lắng, các hạt chất rắn ở dạng phân tán trong nước thải sẽ được giữ lại.
Nước sẽ chạy qua bể UASB bắt đầu xử lý sinh học kỵ khí.
Bể UASB
Nước sẽ được cho vào bể theo hướng đi lên và qua 1 lớp bùn lơ lửng, lúc đó sẽ hấp thụ các chất COD, BOD và chuyển hoá thành khí CH4, CO2.
Bể trung hòa
Ở đây sẽ tiến hành điều chỉnh pH của nước. Độ pH sẽ được điều chỉnh khoản 7 – 7,5.
Bể hiếu khí
Xử lý hiếu khí nước thải với bùn hoạt tính được tiến hành. Quá trình sống của các vi sinh vật hiếu rất cần oxy, do đó khí oxi được sục vào liên tục để cung cấp cho các vi sinh vật hô hấp.
Bể chứa bùn
Các chất lắng, rắn sẽ được tách ra từ bể lắng và bể hiếu khí. Sau đó chúng được đưa sang bể chứa bùn để tiếp tục xử lý riêng.
Máy nén bùn
Bùn sẽ được bơm qua máy nén bùn giúp tách nước, đồng thời làm giảm thể tích khối bùn. Lớp bùn khô sẽ được thu gom và xử lý định kỳ.
Bể lọc màng
Nước thải sau khi xử lý ở bể hiếu khí sẽ được đưa qua bể lọc màng. Tại đây, nước thải được lọc các hạt có kích thước <0,4μm. Tiếp đó, nước được bơm qua bể lọc áp lực cao để xử lý độ màu và mùi.
Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực có nhiều nguyên liệu như sỏi đỡ, than hoạt tính, cát thạch anh để giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ khó hòa tan, không phân giải.
Bể khử trùng
Nước sẽ được khử trùng bằng NaClO. Chuyên gia sẽ điều chỉnh lượng clo cho vào làm sao cho hàm lượng clo còn dư lại trong nước thải sau quá trình tiếp xúc sẽ không nhỏ hơn 1,5 mg/l.
Bể nano dạng khô
Nước thải khi qua bể lọc áp lực sẽ tiếp tục đi qua bể nano dạng khô để loại đi lượng SS, các chất hữu cơ, các ion đa hóa trị.
Nước sau xử lý
Nước sau khi đã qua bể nano dạng khô sẽ đạt yêu cầu xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Cơ sở, doanh nghiệp của bạn đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm chưa? Nếu quý đối tác đang cần đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý chuyên nghiệp thì hãy chọn Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Toàn Á.
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sản xuất nước mắm với chi phí đầu tư hợp lý. Toàn Á có đội ngũ chuyên gia sẽ giúp hỗ trợ mọi vấn đề trong quá trình thực hiện. Hãy liên hệ qua Hotline 024.3565.9214 – 0913.543.469 để nhận tư vấn phương án phù hợp nhất.