Chỉ số COD trong xử lý nước thải là gì?
COD (viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand) nghĩa là “nhu cầu oxy hóa học”. Nói một cách cụ thể hơn, chỉ số COD cho thấy lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình này nhằm thu được nước và khí CO2.
Trong xử lý nước thải, chỉ số COD vô cùng quan trọng. Đây là chỉ số hàng đầu để đánh giá tình trạng ô nhiễm của nước thải. Chỉ số COD càng cao thì nguồn nước càng bị ô nhiễm nặng và ngược lại.
Hiểu rõ COD trong nước thải là gì và nắm được chỉ số này, người ta có thể tính toán lượng oxy hoà tan trong nước (DO) cần thiết để xử lý nguồn nước thải đó. Từ đó, đưa ra phương pháp phù hợp; giúp tránh lãng phí nhiên liệu máy móc, tiết kiệm thời gian và các chi phí khác.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp đang đẩy hàm lượng COD trong nước thải lên rất cao. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như:
- Gây mùi hôi khó chịu
- Ô nhiễm đất, nước
- Gây ra các bệnh lý về da, tiêu hoá… cho người dân.
Cách xử lý nước thải COD cao hiệu quả
Nồng độ COD trong nước thải sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Để xử lý nước thải COD hiệu quả cần sử dụng biện pháp: Keo tụ, vi sinh, oxy hoá, lọc và hấp phụ.
Keo tụ COD trong xử lý nước thải
Keo tụ COD (hay phương pháp hoá lý) là quá trình liên kết các chất thải rắn không tan và chất keo tụ nhằm tạo thành các bông bùn lớn. Sau đó, dưới tác động của trọng lực các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể. Các chất keo tụ được trộn vào nguồn nước thường là nhôm, sắt, thép,...
Phương pháp này làm giảm COD trong nước hiệu quả. Kể cả những nguồn nước thải có lượng chất rắn lơ lửng cao. Ngoài ra, để quá trình keo tụ diễn ra hiệu quả hơn nữa, bạn có thể tác động bằng cách khuấy trộn từ bên ngoài. Việc này giúp các phản ứng kết tủa sẽ diễn ra nhanh hơn và chắc chắn hơn nhiều.
Xử lý COD bằng vi sinh vật
Đây là phương pháp diễn ra qua hai quá trình chính là kỵ khí và hiếu khí. Cụ thể như sau:
Sử dụng vi sinh hiếu khí
COD chủ yếu là các chất hữu cơ. Việc sử dụng vi sinh hiếu khí sẽ giúp phân huỷ các chất hữu cơ có trong nguồn nước thải. Những vi sinh hiếu khí này là sinh vật dị dưỡng.
Chúng sẽ lấy các chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn. Từ đó, COD sẽ giảm đáng kể. Do những vi sinh vật hiếu khí này đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc bổ sung những vi sinh vật khỏe mạnh vào quá trình xử lý COD đi nước thải là cần thiết.
Sử dụng vi sinh kỵ khí
tương tự như việc sử dụng phương pháp vi sinh hiếu khí. Các vi sinh kỵ khí sẽ chỉ xử lý nguồn nước thải có nồng độ chất thải hữu cơ cao (trên 2000mg/L).
Nên việc lựa chọn phương pháp kỵ khí bạn cần xác định được nguồn nước thải mình cần xử lý có phù hợp với các vi sinh kỵ khí hay không. Bổ sung các vi sinh kỵ khí khoẻ mạnh ( như AD-Boost) sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình giảm COD.
Phương pháp Oxy hoá COD
Oxy hoá COD hay chính là phương pháp hoá học trong xử lý nước thải. Hầu hết, cách làm này có cơ sở dựa trên phản ứng Fenton. Các chất oxy hoá sẽ phá huỷ các chất gây ô nhiễm. Kết quả thu được sau phản ứng là nước và khí CO2.
Trong quá trình oxy hoá, người ta thường sử dụng các hoá chất: clo, hydrogen, ozon,... để tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên việc sử dụng các hoá chất này cần phải cân nhắc liều lượng bởi chúng có sẽ có hại cho một số vi sinh vật có lợi.
Phương pháp này phù hợp với nguồn nước có ít chất thải hữu cơ nhưng lại có nhiều chất không phân hủy sinh học.
Lọc và hấp phụ với than hoạt tính
Lọc và hấp phụ là phương pháp sử dụng vật liệu lọc để giữ lại các chất lơ lửng không tan và không lắng đọng được trong các quá trình xử lý trước đó.
Thông thường, phương án này được sử dụng ở bước cuối cùng của quá trình xử lý nước thải. Tuy nhiên, nó cũng có thể được ứng dụng ngay sau khi nước thải đã được xử lý thô (gạc chắn, cửa chắn rác,...).
Vật liệu phổ biến để lọc là than hoạt tính. Than có tính chất làm sạch tốt, nó sẽ hấp thụ các chất thải hữu cơ, hoặc các hoá chất như clo, ozone,... còn sót lại trong nguồn nước thải.
Ngoài ra, than hoạt tính còn giảm mùi hôi thối, đưa nồng độ COD về đúng mức quy định. Nước thải ra ngoài môi trường sẽ an toàn và đảm bảo quy chuẩn.
Trên đây là chia sẻ của Toàn Á về nồng độ COD trong nước thải. Hy vọng qua bài viết trên, quý khách có thể hiểu được thêm về chỉ số này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia.