Liên hệ

3 cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

3 cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

3 cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất hiện nay như trung hòa, oxi hóa khử và biện pháp keo tụ tạo bông.

Nội dung bài viết

    Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải đã qua sử dụng hiện nay. Trong đó, phổ biến nhất là xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học. Đây là một phương pháp xử lý nước thải mới, mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao. Bài viết dưới đây của Toàn Á sẽ cung cấp thông tin về cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

    Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là dùng phản ứng hóa học để xử lý nước thải.

    xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

    Bằng việc dùng hóa chất để kết tủa các ion kim loại nặng, oxy hóa hoặc khử các chất ô nhiễm thành các hợp chất ít độc hại hoặc dễ loại bỏ khỏi nước.

    Ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

    Nhìn chung, phương pháp xử lý nước thải nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học cũng có một số ưu, nhược điểm như sau.

    Ưu điểm

    Dễ dàng mua được hóa chất để xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học. Một số hóa chất được sử dụng như Clo, Hydrogen peroxide được bán rộng rãi trên thị trường.

    • Thời gian xảy ra phản ứng hóa học nhanh nên thời gian xử lý chất thải sẽ ngắn.
    • Vận hành đơn giản, dễ sử dụng. Nhờ đó, việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.
    • Không yêu cầu không gian xử lý nước thải lớn, dù ở không gian nhỏ vẫn thực hiện được.
    • Là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và hiện đại hiện nay.

    Nhược điểm

    Giá thành mua hóa chất tương đối cao. Đối với những nơi có quy mô nước thải lớn, sẽ cần rất nhiều hóa chất. Do đó,giải pháp này không tối ưu đối với các hệ thống nước thải lớn.

    • Đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn nhất định.
    • Hóa chất được sử dụng để xử lý nước thải có thể gây ra những tác động xấu. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến môi trường, đặc biệt là những sinh vật thủy sinh.
    • Quá trình xử lý nước thải có thể tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp.
    • Có thể thấy, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Cách thức này sẽ phù hợp để xử lý nước tại quy mô nhỏ.

    3 cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

    Có ba phương pháp thường được áp dụng trong xử lý nước thải hiện nay. Sử dụng phương pháp trung hòa, Oxi hóa khử và phương pháp keo tụ - tạo bông để xử lý nước thải.

    Phương pháp trung hòa

    Biện pháp trung hòa là biện pháp làm thay đổi độ pH của nước thải bằng cách bổ sung thêm hóa chất có tính axit hoặc bazơ nhằm mục đích đưa pH của nước về trong khoảng giới hạn cho phép.

    Từ đó, tạo điều kiện để các vi sinh vật có lợi phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Nước thải thường sẽ có nồng độ axit hoặc kiềm cao. Do đó, đưa nước thải về độ pH trung tính là một bước quan trọng trong xử lý nước thải.

    Bản chất của phương pháp này chính là lợi dụng phản ứng hóa học giữa axit và kiềm, giữa muối và axit (hoặc kiềm). Một số phương pháp trung hòa phổ biến được sử dụng hiện nay như:

    Cho nguồn nước thải chứa kiềm và nguồn nước thải chứa axit tác dụng với nhau. Cho hóa chất vào nước thải để trung hòa, dùng xử lý nước thải có kiềm và axit cao. Hóa chất được sử dụng thường là sữa vôi, xút lỏng.

    Bơm khói, khí thải công nghiệp chứa CO2 vào bể để trung hòa nước thải.

    Phương pháp Oxi hóa và khử

    Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý cho và nhận các electron trong phản ứng oxi hóa khử. Mục đích của quá trình này là biến các chất độc thành chất ít độc. Sau đó tách chúng ra khỏi nước thải.

    Một số tác nhân oxi hóa được sử dụng phổ biến là Cl2, O3, HCLO, NaClO, Ca(CLO)2, CaCl2.2H2O. Các tác nhân khử phổ biến là ion sắt, FeSO4, SO2, NaHSO3.

    phuong-phap-oxi-hoa-va-khu

    Các chất Oxi hóa được dùng nhiều nhất hiện nay bao gồm:

    • Oxi hóa bằng Clo.
    • Oxi hóa bằng H2O2.
    • Oxi hóa bằng Ozon.
    • Oxi hóa bằng không khí.

    Phương pháp oxi hóa khử rất có hiệu quả trong việc xử lý nước thải nhiễm chất độc xyanua. Thông thường, nước thải công nghiệp, nhất là công nghiệp luyện kim màu đều chứa hàm lượng xyanua nhất định.

    Phương pháp keo tụ - tạo bông

    Phương pháp này lợi dụng sự kết tủa của các hợp chất hóa học để loại bỏ tạp chất. Những tạp chất này thường là những kim loại nặng như Cu (đồng), Mg (Magie), Ni (Niken). Hạt keo sẽ lơ lửng trong nước thải, nhờ chất keo tụ mà kết hợp tạo thành bông keo. Những bông keo này có kích thước lớn hơn, dễ tách khỏi nước hơn.

    keo-tu-va-tao-bong-trong-xu-ly-nuoc-thai

    Những chất cặn sau khi kết tủa sẽ được loại bỏ bằng phương pháp lắng cặn. Các kim loại nặng sẽ bám trên hạt keo và được tách ra khỏi nước thải. 

    Có hai loại keo thường được sử dụng: keo kỵ nước và keo háo nước. Chất keo có vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý nước thải là keo kỵ nước.

    Một số ưu điểm nổi bật của phương pháp này như sau:

    • Có hiệu quả xử lý thứ cấp nguồn nước thải cao.
    • Loại bỏ các kim loại nặng có trong nước thải.
    • Thích hợp cho các thời điểm tải nạp nhiều.
    • Cải thiện, xử lý được màu nước, giảm độ đục của nước.
    • Chi phí thấp.

    Cả 3 phương pháp trên đã được các kỹ sư của Toàn Á áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt hiệu quả. Nếu muốn được tư vấn hệ thống phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn có thể liên hệ ngay tới cho chúng tôi. Các chuyên gia của Toàn Á sẽ hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề của bạn.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành