Xử lý nước thải ở Việt Nam thời điểm hiện tại
Nước thải phát sinh từ khu công nghiệp
Nói đến tình trạng xử lý nước thải hiện nay, tính đến tháng 09/2021 có 218 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt đúng tiêu chuẩn. Với tổng công suất nước thải mỗi ngày khoảng 950.000 m³/ngày đêm, chiếm khoảng 75% trên tổng số các KCN đã vận hành.
.webp)
Ngoài ra, còn có khoảng 34 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều KCN vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn và hàng ngày vẫn xả khối lượng lớn nước thải trực tiếp ra môi trường. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái xung quanh KCN, gây tác động xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực.
Nước thải phát sinh từ các cụm công nghiệp
Theo số liệu thống kê của Cục Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết cả nước đang có khoảng 968 CCN với 730 CCN đang hoạt động, với tổng diện tích là 30.912 ha (theo số liệu năm 2020).
730 CCN với tổng diện tích khoảng 22.336 ha, thu hút khoảng 12.000 dự án đầu tư kinh doanh. Tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động.

Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 141 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn được đi vào hoạt động. Như vậy cả nước chỉ có khoảng 19,3% CCN có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Đa số các CCN còn lại đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tại những CCN này, các công ty doanh nghiệp sẽ tự ý xử lý nước thải sản xuất hoặc xả thẳng trực tiếp nguồn nước thải ra môi trường xung quanh, gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái quanh đó, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hiện nay có rất nhiều những phương pháp để xử lý nước thải khu công nghiệp. Điển hình tiêu biểu phải kể đến những phương pháp sau:
Phương pháp xử lý nước thải cơ học
Đây là phương pháp được đánh giá là đơn giản và dễ tiến hành. Ứng dụng khá phổ biến nhằm mục đích thu gom, loại bỏ toàn bộ các chất thải có trọng lượng, kích thước lớn trong nước. Phương pháp cơ học đang được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau bởi có thể xử lý được hàm lượng cặn thô có trong nước thải.

Phương pháp xử lý nước thải sinh học
Cơ chế của phương pháp này là sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ độc hại trong nước. Một số ứng dụng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp như bể SBR, MBR, AAO hay công nghệ Johkasou.
Công nghệ SBR
Theo thông tin từ Perso, công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C - tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quá trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank.

Ưu điểm
- Kết cấu đơn giản.
- Quá trình vận hành dễ dàng.
- Không yêu cầu nhiều sức người.
- Thiết kế chắc chắn.
Các chất độc hại trong nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và quan trắc môi trường. Ngoài ra còn tạo được hiệu quả khi ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng.
Công nghệ xử lý nước thải MBR
Cũng theo thông tin từ Perso, Công nghệ MBR - được hiểu là bể hoặc thiết bị sinh học xử lý nước thải. Trong đó áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS kết hợp với màng lọc tránh vi sinh.

Ưu điểm
- Tiết kiệm diện tích.
- Tính tự động hóa cao.
- Không cần sử dựng bể lắng thứ cấp.
Ngoài ra, công nghệ xử lý nước thải MBBR + AS hay IFAS cũng được khách hàng lựa chọn sử dụng.
Phương pháp xử lý nước thải hóa học
Phương pháp hóa học là sử dụng các chất hóa học để xử lý chất thải. Trong đó bao gồm 2 phương án cơ bản gồm: Oxi hóa khử và trung hòa. Với hai cách này, các chất độc sẽ được cho phản ứng với chất oxi hóa để tạo ra chất ít độc hơn trước khi tách ra khỏi nước. Đồng thời, trung hòa độ kiềm, axit trong nước để giảm tải mức độ ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường tự nhiên.
Các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường tại các KCN
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Các nguyên nhân cụ thể:
- Nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do ý thức của những người lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp bên trong KCN, CCN. Do thiếu quy hoạch đồng bộ, không có định hướng lâu dài,
- Nôn nóng trong hoạt động sản xuất đã dẫn đến việc không xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, đến khi hoạt động xong lại xả thẳng ra môi trường để tiết kiệm chi phí.
- Mặt khác là ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về quy định bảo vệ môi trường chưa cao.
- Ngoài ra, đa số các địa phương đều nhận rõ vấn đề nguy hại này. Tuy nhiên, do ngân sách của địa phương còn hạn chế nên xử lý vấn đề chưa hoàn toàn dứt điểm.

Các biện pháp khắc phục
Qua thực trạng và nguyên nhân bên trên, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp để cải thiện như sau:
- Nhanh chóng tổ chức và lập kế hoạch về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường các quan trắc về môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN.
- Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm để sớm khắc phục tình trạng.
- Áp dụng các chế tài xử phạt mạnh tay, nghiêm khắc đối với các KCN, CCN không chấp hành đúng theo quy định về xử lý nước thải trong khu công nghiệp.
- Bảo đảm tốt việc thành lập, xây dựng và phát triển các KCN, CCN tuân thủ đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt trước đó. Kiên quyết không cho mở rộng hoặc đầu tư vào các KCN không chấp hành quy định. Không cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thứ cấp khi KCN chưa được đảm bảo yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Cân đối nguồn lực, vốn giữa việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng trong KCN, và đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
- Hướng dẫn chủ đầu tư phải biết cách vừa phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, vừa phải đẩy mạnh việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Qua bài viết trên, chúng ta đã thấy được thực trạng xử lý nước thải khu công nghiệp hiện nay. Vậy nên, chúng ta cần phải đảm bảo song song giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây mới là cách phát triển đất nước một cách lâu dài và bền vững. Nếu bạn đang muốn lựa chọn đơn vị uy tín để tư vấn về vấn đề xử lý nước thải có thể liên hệ với Toàn Á qua số Hotline: 0913.543.469.