Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thị trường hiện nay
Liên hệ

Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thị trường hiện nay

Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thị trường hiện nay

Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay được Toàn Á áp dụng những công nghệ tiên tiến, chất lượng hàng đầu với hiệu suất và chi phí hợp lý. Mời bạn tham khảo thông tin dưới để bạn nắm rõ hơn những kiến thức về các thiết bị này.

Nội dung bài viết

    Hệ thống xử lý nước thải là gì?

    Hệ thống xử lý nước thải là một phần vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường. Nó được định nghĩa là một tập hợp các thiết bị, công nghệ xử lý đơn lẻ, được liên kết với nhau nhằm giải quyết các vấn đề nước thải bệnh viện, nhà máy, khu dân cư…

    Tùy theo tính chất và đặc điểm của nước thải mà các thành phần thiết bị, công nghệ có thể khác nhau. Nhưng mục đích chung cuối cùng là xử lý hiệu quả các thành phần ô nhiễm.

    Hệ thống xử lý nước thải

    Một hệ thống được coi là hiệu quả cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

    • Giải quyết được tình trạng ô nhiễm nước, đảm bảo chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường theo tiêu chuẩn về nước thải của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
    • Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành ở mức tối đa nhưng vẫn đáp ứng được độ bền và khả năng sử dụng.
    • Quá trình nâng cấp đơn giản khi cần.

    Xử lý nước thải gồm những công đoạn nào?

    Hệ thống xử lý nước thải có thể khác nhau ở máy móc, thiết bị. Nhưng để vận hành quá trình xử lý nước thải, hệ thống buộc phải trải qua các công đoạn chung như sau:

    • Xử lý cơ học: Lọc tách các rác thải có kích thước lớn, lắng cát, tách dầu mỡ ra khỏi nước thải...
    • Xử lý hóa lý: Các chất hóa học sẽ được thêm vào để trung hòa pH, keo tụ - tạo bông, bể lắng, tuyển nổi….
    • Xử lý sinh học: Lợi dụng quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong nước như kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí… để phân hủy các thành phần ô nhiễm hữu cơ.
    • Lọc nước: Loại bỏ các cặn bẩn, các chất rắn lơ lửng còn sót lại ở trong nước. Mức độ lọc sẽ phụ thuộc vào quy định xả thải của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hàm lượng chất rắn trong nước thải.
    • Hệ thống bảng điều khiển: Các hệ thống xử lý nước thải hiện nay đều có bảng điều khiển trung tâm, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà quá trình tự động hóa cao hay thấp.

    Những công đoạn trên có thể được thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau trong một quy trình. Có tác dụng bổ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả xử lý tối ưu.

    Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

    Quy trình hệ thống xử lý nước thải

    Quy trình hoạt động của hệ thống sẽ theo các bước sau:

    Lọc thô

    1. Thiết bị tách rác: Được lắp đặt ngay phía trước khi vào bể gom/ điều hòa  để loại bỏ rác thô. Thiết bị này sẽ giúp bảo vệ các thiết bị của hệ thống lọc và tăng hiệu quả lọc nước thải.
    2. Bể tách dầu: Thành phần dầu, mỡ trong nước thải cần được loại bỏ trước khi tiến hành các công đoạn xử lý phía sau. Nếu không loại bỏ lớp dầu mỡ này, đường ống dẫn sẽ rất dễ bị tắc và nghẹt. Sau khi lọc, lớp váng dầu, mỡ này sẽ được hút bỏ định kỳ.

    Bể điều hòa

    Đây là nơi tập trung toàn bộ nước thải. Trong đó, chỉ số pH của các loại nước thải không ổn định nên cần phải trung hòa trước khi chuyển sang các bước tiếp theo. Các hóa chất như NaOH hoặc H2SO4 sẽ được thêm vào, cùng với hệ thống khuấy đỏa tự động sẽ ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải.

    Bể trung hòa

    Sẽ có thêm thiết bị để điều khiển và hiệu chỉnh độ pH của nước thải về giá trị thích hợp. Khoảng pH = 6.5-8 là thích hợp nhất.

    Bể Aerotank

    Bể Aerotank là loại bể là loại bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí được sử dụng trong quá trình xử lý nước bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo.

    Bể Aerotank có cơ chế hoạt động như sau: Các chủng vi sinh vật hiếu khí trong bể có khả năng phân hủy, oxy hóa và khoáng hóa các loại chất thải hữu cơ đang tồn tại trong nước thải.

    Bể Aerotank

    Tại đây, các vi sinh vật sẽ dùng chất thải hữu cơ để làm thành chất dinh dưỡng nhằm mục đích sinh trưởng và phát triển. Từ đó, góp phần xử lý nước thải một cách đơn giản và hiệu quả.

    Bể lắng

    Nước thải đã được phân hủy nhưng các cặn bùn vẫn còn lơ lửng trong nước. Bể lắng sẽ được thiết kế đặc biệt để nước chảy với vận tốc chậm nhất. Các cặn bùn có tỉ trọng thắng được vận tốc của dòng nước đi lên sẽ lắng xuống đáy bể. Lượng cặn này sẽ được xử lý và thu gom định kỳ. Phần nước phía trên sẽ được dẫn sang bể khử trùng.

    Bể lắng

    Bể khử trùng

    Chlorine sẽ được bỏ vào bể khử trùng. Hóa chất này có tính oxi mạnh sẽ tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.

    Công dụng của hệ thống

    Việc xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường là bắt buộc đối với bất cứ xí nghiệp lớn, nhỏ nào. Điều này đủ để thấy sự cần thiết và công dụng của hệ thống xử lý nước thải là vô cùng quan trọng.

    • Loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải như: Các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD), các chất ô nhiễm vô cơ (COD), các chất gây phú nhưỡng nguồn nước (nito và photpho), các chất rắn lơ lửng (TSS), các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh…
    • Bảo vệ nguồn nước: Thông thường, nước thường được thải ra ao, hồ, sông, suối... Với nước thải đã qua xử lý, sẽ giúp giảm tối đa ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nơi nguồn nước đó.
    • Giảm lượng rác thải ra môi trường: Không chỉ xử lý nước, quá trình xử lý chất thải cũng đồng thời giúp tập kết và thu gom rác. Quá trình xử lý cũng giúp giảm đáng kể lượng rác thải.

    Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

    Hệ thống xử lý nước thải hiện nay rất đa dạng. Mỗi một hệ thống lại có đặc điểm khác nhau nhưng đều giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm nước.

    Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

    Xử lý nước bằng hệ thống điều lưu

    Xử lý nước bằng hệ thống điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các đặc tính của nước thải. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho các công đoạn xử lý kế tiếp.

    Quá trình này thường được sử dụng với mục đích:

    • Điều chỉnh sự thay đổi của nguồn nước theo các giờ trong ngày.
    • Giảm thiểu các thành phần hữu cơ đến các vi khuẩn có trong bể xử lý sinh học.
    • Kiểm soát nồng độ pH của nước thải.
    • Hạn chế tác động đến môi trường bằng việc đo và duy trì lưu lượng nước thải ở mức độ ổn định.
    • Giúp lưu trữ và tích trữ hàm lượng lớn các chất độc hại ở bể tập trung, giúp quá trình xử lý sinh học đạt hiệu quả cao.

    Hệ thống xử lý nước thải bằng trung hòa

    Hệ thống này thường được áp dụng đối với loại nước thải có chứa nồng độ cả ph cao và thấp. Nước thải này không thích hợp để xử lý sinh học, hoặc thải trực tiếp ra môi trường nên cần phải được trung hòa. Một số cách trung hòa nước thải có nồng độ pH cao như:

    • Trộn nước thải có nồng độ pH acid và pH bazơ để tạo độ pH trung hòa.
    • Trung hòa nước thải Acid bằng vôi, sau đó tách vôi ở giai đoạn lắng.
    • Trung hòa nước thải kiềm bằng các acid mạnh, như CO2, để tạo thành acid carbonic.

    Xử lý nước bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

    Hệ thống này hoạt động bằng quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng với các hạt keo để tạo những hạt có kích thước lớn hơn nước thải. Các hạt này sẽ dễ dàng bị loại bỏ ở quá trình lọc hoặc lắng cặn.

    Các chất keo tụ thường được sử dụng trong hệ thống này là : muối, sắt, nhôm.

    Hệ thống xử lý nước bằng kết tủa

    Là phương pháp chuyên dụng để loại bỏ chất thải kim loại ra khỏi nước thải. Thành phần base sẽ được thêm vào nước thải, giúp cho nước thải đạt tới ngưỡng PH nhất định. Các kim loại nặng sẽ kết tủa dưới dạng là hydroxide và dễ dàng bị loại bỏ.

    Áp dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải

    Phương pháp này được áp dụng đối với những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, mang tính đặc thù của ngành như: nước thải sản xuất giấy, chăn nuôi, thực phẩm, dầu ăn hay nước thải thủy sản

    Tuyển nổi sẽ hoạt động như sau: dòng nước thải sẽ được trộn với hóa chất bao gồm NaOH, PAC, Polymer rồi dẫn vào bể. Trong bể này, dòng nước thải sẽ được hòa trộn với dòng không khí (khí mịn vi bọt) được sục từ đáy bể lên. Các vi bọt nổi lên sẽ kéo theo các chất ô nhiễm và được thu gom khỏi bể bằng hệ thống máy thu váng bề mặt.

    Tuyển nổi đóng vai trò giảm nồng độ các chất ô nhiễm xuống mức có thể áp dụng được công nghệ sinh học phía sau hoặc thải ra môi trường.

    Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải

    Bể lắng có nhiệm vụ tách các bông cặn ô nhiễm, bông bùn vi sinh ra khỏi nước thải. Nước phía trên sẽ là nước thải trong và phía dưới sẽ là bùn lắng.

    Bể lắng không cố định về thiết kế nhưng phải đảm bảo môi trường tĩnh và có thời gian lưu lại nhất định. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các bông bùn từ từ lắng xuống đáy bể và được đưa đi xử lý.

    Hệ thống xử lý nước bằng công nghệ sinh học hiếu khí

    Đây là một phương pháp xử lý nước thải phổ biến trên thị trường hiện nay. Theo đó, các biện pháp sinh học sẽ sử dụng các vi sinh vật để xử lý chất thải hữu cơ và vô cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải về mức tiêu chuẩn quy định.

    Các chủng vi sinh vật thường dùng trong công nghệ xử lý nước sinh học hiếu khí có thể kể đến như: Nấm men Saccharomyces sp, Bacillus sp, Vi khuẩn phân giải cellulose, into bacteria, Lactobacillus sp, Vi khuẩn phân giải nitơ nhu beso domonat…

    Đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải

    Những cơ sở nào cần xây hệ thống xử lý nước thải?

    Theo quy định của nhà nước, tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ và các cơ sở y tế...trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải vượt quá quy định cho phép thì buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Cụ thể:

    • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
    • Khu, cụm công nghiệp, làng nghề.
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
    • Các cơ sở y tế, phòng khám đa khoa, phòng khám nha, phòng xét nghiệm, bệnh viện.
    • Các cơ sở dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ, tòa nhà văn phòng cho thuê.

    Mỗi một ngành nghề sản xuất, dịch vụ với đặc tính nước thải khác nhau sẽ có những quy định, tiêu chuẩn xử lý nước thải riêng để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

    Nếu khách hàng đang có nhu cầu xử lý nước thải, có thể liên hệ với Toàn Á JSC qua số điện thoại 0913.543.469. Chúng tôi có đội ngũ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chắc chắn sẽ giúp bạn xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành