Liên hệ

Xử lý nước thải chế biến thủy sản: Công nghệ và quy trình

Xử lý nước thải chế biến thủy sản: Công nghệ và quy trình

Xử lý nước thải thủy sản với sơ đồ công nghệ, quy trình chi tiết đảm bảo nguồn nước đầu ra trong nuôi trồng, chế biến thủy sản đạt chuẩn. Hãy cùng tham khảo nội dung dưới để có được những kiến thức hữu ích từ bài viết dưới.

Nội dung bài viết

    Công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản

    Song chắn rác

    Đầu tiên sẽ đưa nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ ra các chất thải có kích thước lớn như ruột cá, vây cá, vụn xương cá… Điều này sẽ tránh phát sinh tình trạng nước thải làm hư hỏng đường ống, gây tắc nghẽn ống dẫn.

    Song chắn rác

    Khe hở giữa các thanh đan lọc tạp chất trong song chắn sẽ quyết định đến kích thước và khối lượng của rác. Vậy nên phải thường xuyên vệ sinh lấy rác ra để tránh bị tồn đọng gây áp lực lớn cho song chắn rác. Hơn nữa nếu không lấy ra khỏi song chắn thường xuyên sẽ bốc mùi khí thải gây khó chịu, dòng chảy của song chắn đến bể lắng cũng bị yếu đi.

    Bể lắng đợt 1

    Khi nước chảy vào bể lắng đứng, các chất thải nặng sẽ chìm xuống và chất thải nhẹ nổi lên trên hoặc theo dòng nước đến bể xử lý tiếp theo.

    Bể điều hòa

    Từ bể lắng 1 nước thải chảy vào bể điều hòa với nhiệm vụ điều hòa chất lượng và lưu lượng nhằm tránh quá tải cho các công trình xử lý phía sau.

    Bể UASB

    Tiếp tục dẫn nước thải qua bể khí UASB để cho các vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy chất hữu cơ hòa tan. Theo cơ chế bơm nước thải từ bể điều hòa vào bể UASB theo hướng từ dưới lên để xáo trộn dòng nước, nhằm loại bỏ chất hữu cơ có trong nước thải.

    Bể Aerotank

    Từ bể UASB sẽ dẫn nước thải vào bể Aerotank để xử lý sạch các chất hữu cơ. Lúc này sẽ dùng máy thổi khí để thực hiện quá trình sinh học hiếu khí. Các sinh vật ở dạng hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu có còn lại trong nước thành chất thải vô cơ dạng CO2, H2O.

    Bể Aerotank xử lý nước thải thủy sản

    Sau giai đoạn này, nước thải thủy sản đã đạt hiệu quả xử lý COD 90 - 95% duy trì nồng độ trong nước ở mức DO > 2mg/l.

    Thực hiện bể lắng đợt 2

    Tiếp tục cho nước thải chế biến thủy sản vào bể lắng đợt 2 để thực hiện phân tách bùn hoạt tính và nước qua PAC. Ở đầu ra ta sẽ được tuần hoàn trở về bể số 5 giúp duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể, dùng máy bơm để bơm bùn vào bể riêng.

    Bể khử trùng

    Từ bể số 6, nước thải sẽ tự chảy qua bể khử trùng. Tại đây sẽ tiêu diệt vi sinh vật và thành phần gây bệnh còn tồn đọng trong nước bằng cách hòa trộn dung dịch Chlorine trước khi thải ra ngoài môi trường.

    Bể chứa bùn

    Tại bể chứa bùn, phần bùn lắng sẽ được lưu trữ lại. Khi đã đạt đến ngưỡng nhất định hoặc theo định kỳ thời gian thì sẽ tiến hành xử lý.

    Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau đây:

    Giai đoạn xử lý cơ học

    Loại bỏ hoàn toàn các thành phần rác, tạp chất thô và có kích thước lớn. Nhằm thu gom và xử lý theo phương pháp phù hợp.

    Quy trình xử lý nước thải thủy sản

    Ban đầu, người ta sẽ sử dụng song chắn rác để lọc và giữ lại toàn bộ phần chất thải thô bao gồm phân cá, ruột cá, xương, vụn thịt, vây cá… Phần lượng nước thải trong sẽ được chuyển vào hố thu gom và bể lắng. Tại đây, các loại bùn, đất, cát và tạp chất có trọng lượng lớn sẽ tiếp tục để lắng lại giúp tăng độ trong của nước thải rồi sau đó mới thải ra ngoài môi trường.

    Giai đoạn xử lý sinh học

    Giai đoạn xử lý sinh học bao gồm 3 phương pháp cơ bản là xử lý kỵ khí, thiếu khí và xử lý hiếu khí. Tận dụng quá trình hoạt động của các loại vi sinh vật xử lý nước thải bằng các chất vô cơ và hữu cơ đơn giản thành nước, CO2 và năng lượng.

    Giai đoạn xử lý sinh học

    Điều kiện cần thiết nhất giúp thực hiện xử lý sinh học nguồn nước thải chế biến thủy sản chính là phải cung cấp môi trường ổn định và đúng với đặc tính, yêu cầu của sinh vật. Vì vậy, mỗi giai đoạn xử lý cần phải được thiết kế với các bể riêng biệt.

    Giai đoạn xử lý hóa lý

    Loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn còn tồn tại trong nước thải thủy sản bằng các hợp chất có khả năng oxi hóa mạnh như clo, ozon… Sau đó, nước thải mới có thể đạt chuẩn theo quy định và có thể xả thải ra nguồn tiếp nhận.

    Giai đoạn xử lý bùn thải

    Cách xử lý bùn cơ bản nhất là sử dụng phương pháp khuấy trộn để loại bỏ mùi hôi, giảm các phản ứng kỵ khí đối với vi khuẩn. Sau đó, đưa bùn vào bể nén để nén thành các bánh bùn. Các bánh bùn này sẽ được cơ quan chức năng tiến hành thu gom và xử lý.

    Địa chỉ xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

    Toàn Á là một trong những đơn vị đi đầu khi nhắc đến xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, chúng tôi tự tin có thể đem đến cho khách hàng những hệ thống hoàn hảo nhất.

    Toàn Á chuyên cung cấp hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

    Trên đây là hướng dẫn quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản đang được áp dụng hiện nay. Về cơ bản, hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản này hoàn toàn tự động và tiết kiệm được chi phí nhân công, cơ chế vận hành đơn giản mà lại có năng suất cao. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tham khảo và ứng dụng trong quá trình xử lý đầu ra. Liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia ngay hôm nay.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành