Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Hiệu Quả, Bền Vững
Liên hệ

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Hiệu Quả, Bền Vững

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản Hiệu Quả, Bền Vững

Xử lý nước thải ngành sản xuất và chế biến thủy sản cần được áp dụng với công nghệ hiện đại khử triệt để hàm lượng photpho, nito, COD, BOD,... tồn tại trong đó. Đây là giải pháp giúp bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Để hiểu hơn về hệ thống này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

    Nước thải thủy sản là gì?

    Nước thải thủy sản là nguồn nước được phát sinh ra trong quá trình chế biến thủy sản (bao gồm làm tan băng, rửa, khử trùng) – như tôm, ghẹ, mực, cá… của các cơ sở chế biến thủy sản. Trong nó có chứa rất nhiều chất hữu cơ, chất béo, Nitơ, Photpho… Các chất này vô cùng độc hại đối với các loài sinh vật, và con người.

    Vì sao cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy sản?

    Việt Nam có nguồn tài nguyên biển phong phú đa dạng, dồi dào. Người xưa đã có câu: “Việt Nam ta rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Đường bờ biển Việt Nam dài 3260km. Vì vậy, số lượng người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản vô cùng lớn. Thực tế có vô số các cơ sở chế biến thủy sản với đủ loại quy mô to – vừa – nhỏ khác nhau.

    hệ thống xử lý nước thải thủy sản

    Nếu không có hệ thống xử lý, cứ thế xả trực tiếp ra môi trường nước sẽ khiến cho nguồn nước thủy sản bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

    Nếu như nước được bảo vệ sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn nước thải thủy sản an toàn thì các giá trị mang lại sẽ bền vững, con cháu ngàn đời sau vẫn còn được hưởng.

    Ngược lại, nếu như nguồn nước thủy sản không được bảo vệ sạch sẽ, bị ô nhiễm, vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn.Thậm chí là vượt xa ngưỡng tiêu chuẩn an toàn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn với con người, môi trường thủy sản, tuyệt nhiên sẽ không còn những giá trị tốt đẹp nữa.

    Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

    Hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ sản có rất nhiều loại với công suất cụ thể khác nhau, phù hợp với các quy mô to – vừa – nhỏ của các cơ sở chế biến thủy sản khác nhau.

    Cấu tạo của hệ thống xử lý nước thải ngành thuỷ sản

    Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống này được cấu tạo như sau:

    Bể tách các chất hữu cơ

    Nước thải thủy sản có chứa nhiều loại và các lượng chất hữu cơ khác nhau, do sự quy định của loài thủy sản và quy trình chế biến thủy sản của cơ sở chế biến thủy sản. Bể sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tách toàn bộ các chất hữu cơ, bất chấp trọng lượng khác nhau ra khỏi nước thải thủy sản.

    Bể điều hòa

    Thực hiện chức năng, nhiệm vụ ổn định tốc độ dòng chảy của nước thải thủy sản, điều hòa nồng độ của nước thải thủy sản. Đặc biệt để tránh tình trạng lắng đọng, kị khí gây cản trở dòng chảy và mùi khó chịu, bên trong bể điều hòa sẽ được lắp thêm máy thổi khí.

    Bể keo tụ

    Bể keo tụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ keo tụ toàn bộ các hất cặn, để chúng lắng xuống đáy bể. Chất keo tụ được thả trực tiếp vào bên trong bể. Nó có thể là chất Polyme hoặc là chất PAC.

    Bể keo tụ

    Tuyển nổi

    Quá trình tuyển nổi thực hiện chức năng, nhiệm vụ tách, gạt bỏ hoàn toàn các loại chất hữu cơ và chất cặn lơ lửng ra khỏi nước thải thủy sản.

    Xử lý kị khí

    Lợi dụng phản ứng của các chất hữu cơ trong nước thải thủy sản với một số loại sinh vật như Methanobacillus, Methanobacterium, Methanosarcina, Methanococcus. Thực hiện chuyển đổi thành các chất hữu cơ hòa tan, tiêu thụ, tạo ra axit béo, carbon dioxide, hydro dễ bay hơi.

    Bể thiếu khí

    Thực hiện chức năng, nhiệm vụ loại bỏ triệt để các loại chất độc hại có trong nước thải thủy sản, như là Nitơ, Photpho…

    Khử trùng

    Sử dụng Clo, Ozone, tia UV thực hiện tiêu diệt vi khuẩn, tảo.

    Tính chất của hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ hải sản

    Tính chất loại bỏ

    Hệ thống có thiết kế đặc biệt sẽ tách riêng, loại bỏ các chất – chất hữu cơ, bùn đất, chất cặn… ra khỏi nước thải thủy sản.

    Tính chất chuyển hóa

    Hệ thống xử lý nước thải ngành thuỷ sản vận dụng quá trình phản ứng giữa các chất, tác động của các loài sinh vật, thực hiện chuyển hóa các chất có hại trong nước thải thủy sản thành các chất vô hại, bay hơi.

    Sau khi xử lý nước thải chế biến thủy sản thông qua hệ thống sẽ đạt những tiêu chuẩn an toàn như sau:

    TT Thông số Đơn vị Giá trị C
    A B
    1 PH - 6-9 5,5-9
    2 BOD5 ở 20 độ C Mg/l 30 50
    3 COD Mg/l 50 80
    4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 50 100
    5 Amoni (tính theo N) Mg/l 10 20
    6 Tổng N Mg/l 30 60
    7 Tổng dầu, mỡ động thực vật Mg/l 10 20
    8 Clo dư Mg/l 1 2
    9 Tổng Coliforms MPN/100ml 3.000 5.000

    Bảng tiêu chuẩn an toàn của nước thải thủy sản sau khi xử lý qua hệ thống

    Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay và tương lai ở các cơ sở chế biến thủy sản là vô cùng cần thiết, cấp thiết. Các cơ sở chế biến thủy sản hãy liên hệ ngay với Công ty Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn, xây dựng, lắp đặt hệ thống phù hợp, hiệu quả với từng quy mô riêng biệt.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành