Nước thải chế biến thủy sản là gì?
Nước thải chế biến thủy sản là nguồn nước phát sinh trong quá trình chế biến, xử lý thủy sản: tôm, cá, thực phẩm hải sản đông lạnh.
Nước thải chế biến thủy sản đến từ 3 nguồn khác nhau, nên chúng cũng có những đặc trưng riêng.
- Nước thải từ khâu sơ chế, bước này thủy hải sản sẽ được rã đông và rửa sạch.
- Chế biến (luộc, hấp, tẩm ướp gia vị,...): Chứa chất béo, nhiều protein, chất khoáng...
- Giết mổ, bước này tạo ra nguồn nước thải có độ ô nhiễm cao hơn từ việc làm vây, sẻ thịt, lột vỏ,...
Thành phần nước thải thủy sản bao gồm rất nhiều các chất hữu cơ, chất cặn bã, dầu mỡ từ thủy sản, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng và các chất dinh dưỡng khác. Khi xả thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng cho môi trường đất, nước, không khí.
Thành phần và tính chất nước thải chế biến thủy sản
Thành phần nước thải chế biến thủy sản
Thành phần của nước thải chế biến thủy sản thường chứa các hợp chất hữu cơ và không hữu cơ như protein, mỡ, đường, muối và các chất độc hại như amoni, nitrit, nitrat và các kim loại nặng.
Ngoài ra, nước thải này còn chứa các chất bẩn như cát, bùn, rong và tảo. Việc xử lý nước thải chế biến thủy sản là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Tính chất nước thải chế biến thủy sản
Nguồn nước thải chế biến thủy sản gây ô nhiễm không khí, khi vừa thải ra đã có mùi hôi khó chịu. Nếu thấm vào đất thì cây cỏ không thể phát triển. Nếu lan tỏa trong nước thì thủy sinh vật sẽ chết.
Con người nếu tiếp xúc với nước thải sẽ bị các bệnh về da (mẩn ngứa, mẩn đỏ), bệnh hô hấp, thậm chí ung thư. Theo đó, khảo sát ghi nhận thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thuỷ sản như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nồng độ |
Tôm đông lạnh | Cá da trơn | Thủy sản đông lạnh tổng hợp |
pH | - | 6,5 - 9 | 6,5 - 7 | 5,5 - 9 |
SS | Mg/l | 100 - 300 | 500 - 1.200 | 50 - 194 |
COD | MgO2/L | 800 - 20.000 | 800 - 2.500 | 694 - 2.070 |
BOD5 | MgO2/L | 500 - 1.500 | 500 - 1.500 | 391 - 1.539 |
Nsống | Mg/l | 50 - 200 | 100 - 300 | 30 - 100 |
Psống | Mg/l | 10 - 120 | 10 - 100 | 3 - 50 |
Dầu, mỡ | Mg/l | - | 250 - 830 | 2.4 - 100 |
Qua thống kê trên cho thấy nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao. Đây là các chất gây bất lợi gây ức chế sự phát triển của thực vật và động vật.
- Đối với nước thải từ chế biến cá da trơn, nước có nồng độ dầu và mỡ rất cao từ 250 đến 830 mg/L.
- Với chế biến tôm thì nồng độ photpho trong nước thải rất cao có thể lên đến trên 120 mg/l.
Các loại nước xả thải chế biến thủy sản trên đây mang nhiều thành phần gây hại như: vi trùng gây bệnh, chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất dầu mỡ, mùi hôi,...
Tiêu chuẩn nước thải chế biến thủy hải sản
Nước thải ngành thủy sản đòi hỏi quy trình khắt khe, chất lượng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nước thải chế biến thủy sản quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chỉ tiêu | Cấp nước sinh hoạt | Không được dùng |
Độ pH | 6 – 9 | |
BOD5 | 20°C từ 30 mg/l | 50°C từ 30 mg/l |
COD | 75mg/l | 150 mg/l |
Chất rắn lơ lửng (TSS) | 50 mg/l | 100 mg/l |
Amoni (NH4+ tính theo N) | 10 mg/l | 20 mg/l |
Tổng nitơ (tính theo N) | 30 mg/l | 60 mg/l |
Tổng phốt pho (tính theo P) | 10 mg/l | 20 mg/l |
Tổng dầu, mỡ động thực vật | 10 mg/l | 20 mg/l |
Clo dư | 1 mg/l | 2 mg/l |
Coliforms (CFU/100ml) | 3.000 MPN | 5.000 MPN |
Như vậy, theo quy chuẩn nước thải chế biến thủy sản này mà nhà máy sản xuất phải đảm bảo chất lượng nguồn nước thải, để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Để không vi phạm quy định, bạn nên chọn các sản phẩm hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại Toàn Á. Đơn vị chúng tôi có đa dạng sản phẩm hệ thống lọc nước thải tiên tiến, mà giá cả phải chăng. Liên hệ ngay hotline của Toàn Á: 0913.543.469 để được tư vấn ngay hôm nay.