Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản là loại nước thải phát sinh trong quá trình nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, bao gồm chế biến đông lạnh hoặc chế biến các sản phẩm ăn liền. Ngoài ra, giai đoạn phân loại, làm sạch, chế biến thành phẩm và vệ sinh thiết bị cũng gây ra nước thải.
Việc xử lý nước thải hải sản là điều rất cần thiết bởi nó có nhiều ưu điểm:
- Tránh ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh, bao gồm cả đất, nước, không khí.
- Loại bỏ mùi hôi tanh của lượng nước thải chế biến thủy hải sản gây ra.
- Bảo vệ sức khỏe con người trước các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, tiêu hóa, giảm hiệu suất công việc.
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ sản phù hợp có quản lý vận hành đơn giản trong khi hiệu quả xử lý cao, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản chủ yếu là công nghệ sinh học, phù hợp khắc phục nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, khả năng phân hủy sinh học lớn.
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản
Dưới đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản cơ bản:
Song chắn rác
Giúp loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, tránh làm tắc nghẽn đường ống thải, ảnh hưởng đến quy trình xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh tiếp theo trong doanh nghiệp. Nước thải đi qua song chắn rác được chuyển đến hầm tiếp nhận.
Bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi có tác dụng tách dầu mỡ có trong dòng thải, theo đó, thiết bị sục khí sẽ đưa các bọt khí hòa tan nổi lên mặt nước kéo theo các chất bẩn bám trong bọt khí ra khỏi dòng thải.
Bể điều hòa
Nước ra khỏi bể tuyển nổi được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải. Thiết bị sục khí cũng được đặt dưới bể điều hòa để ngăn hiện tượng lắng đọng chất thải, phòng ngừa quá trình phân hủy yếm khí xảy ra dưới đáy bể.
Bể sinh học kỵ khí (bể anoxic)
Bể có chứa các vi sinh vật kị khí, giúp phân giải các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản, sinh ra khí Biogas.
Bể sinh học hiếu khí (bể Aerotank)
Bể có chứa các vi sinh vật hiếu khí, phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường có oxi.
Lắng bùn
Nước thải từ bể Aerotank chảy qua bể lắng sinh học để lắng bùn, một phần bùn lắng đọng sẽ được đưa qua bể chứa để xử lý, còn phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn trở về bể Anoxic.
Khử trùng
Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải được đưa đi khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong bể trước khi thải ra môi trường.
Trên đây là những thông tin về tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản. Với những chia sẻ của công ty Toàn Á, hy vọng đã giúp các doanh nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng an toàn, hiệu quả nhất. Từ đó, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước thải thủy hải sản của bộ tài nguyên môi trường.
Nếu bạn đang cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0913.543.469 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.