Nước thải khu dân cư
Nước thải dân cư là nguồn nước được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người tại các căn hộ, cơ quan, bệnh viện, chợ, trường học hay các công trình công cộng khác.
Với mật độ dân số tại các khu chung cư ngày càng gia tăng như hiện nay, lượng nước thải cũng vì vậy mà tăng lên rõ rệt.
Theo các công trình nghiên cứu môi trường mới đây, nguồn nước thải ra từ khu dân cư đang ở mức báo động, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu chung cư, dân cư đang là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm
Đặc tính của nước thải khu dân cư
Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Đặc tính của nước thải sinh hoạt khu dân cư đó là:
- Độ ô nhiễm của nguồn nước thải hầu hết đều là từ hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.
- Bên cạnh thành phần hữu cơ là các chất vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh như: Coliform,…
- Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư dao động khoảng từ 150 – 450mg/l theo trọng lượng khô.
- Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy.
- Chứa thành phần dinh dưỡng nitơ, photpho cao nên phù hợp với các phương pháp xử lý sinh học.
- Do chứa nhiều chất hữu cơ nên có COD và BOD cao.
- N, P, TSS cao.
- Nước thải chứa nhiều dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt lớn như: bao bì, rác, nilon,...
Thành phần chính của nước thải dân cư
Nước thải khu dân cư bao gồm 2 nhóm chính:
Vật lý
- Nhóm 1: Gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô như: Vải, giấy, sỏi, đá, lá cây.
- Nhóm 2: Gồm các chất ở dạng hạt keo.
- Nhóm 3: Gồm các chất bẩn ở dạng hoàn tan, có thể ở dạng ion hoặc phân tử.
Hóa học
Nhóm 1: Vô cơ: Gồm cát, axit vô cơ, đất sét, ion muối phân ly,…
Nhóm 2: Hữu cơ: Chất thải có nguồn gốc từ động vật, động vật hay các chất cặn bã do quá trình bài tiết của con người từ phòng vệ sinh. Các chất chứa nitơ, hợp chất nhóm hydrocacbon, phospho, lưu huỳnh từ quá trình sinh hoạt như: Cặn bẩn nhà bếp, chất bẩn do vệ sinh nhà cửa,…
Nhóm 3: Thành phần sinh hoạt: Gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc.
Bảng thể hiện tính chất nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | Giá trị đầu ra |
1 | pH | - | 6,5 - 7,5 | 6 - 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 500 - 700 | 30 |
3 | COD | mg/l | 800 - 1000 | 75 |
4 | TTS | mg/l | 450 - 800 | 50 |
5 | Amoni tính theo N | mg/l | 60 - 120 | 5 |
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 50 - 80 | 20 |
7 | Tổng photpho | mg/l | 10 - 20 | 6 |
8 | Chất hoạt động bề mặt | mg/l | 15 - 20 | 5 |
9 | Dầu mỡ | mg/l | 20 – 200 | 10 |
10 | Coliforms | mg/l | 105 - 106 | 3000 |
Do mật độ dân cư sinh sống tại khu dân cư là rất cao. Hơn nữa, nước thải sinh hoạt cũng có tính chất độc hại lớn. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu dân cư là rất quan trọng.
Lượng nước thải khu dân cư phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thông thường, khối lượng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Quy mô dân số sống tại khu dân cư đó.
- Tiêu chuẩn cấp nước.
- Đặc điểm kinh doanh dịch vụ nơi sử dụng nước.
- Đặc điểm cũng như khả năng của hệ thống thoát nước.
- Loại hình sinh hoạt
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt tại khu dân cư thì phụ thuộc vào:
- Lưu lượng nước thải thải ra bên ngoài.
- Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người thải ra.
Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư
Thông thường, công nghệ xử lý nước khu dân cư do công ty Toàn Á lắp đặt sẽ bao gồm các bước sau:
Bể thu gom
Nước thải từ các nguồn tại khu dân cư sẽ được thu gom bằng đường ống về bể thu. Bể thu là nơi chứa nước thải. Tại bể thu, rác thải thô sẽ được tách ra bằng thiết bị tách rác thải tự động. Loại rác này cần được thu gom định kỳ thường xuyên. Bởi nếu để tồn tại lâu trong môi trường thì nó rất dễ gây tắc nghẽn đường ống nước. Quá trình tích tụ rác ở bể thu nước thải giúp bảo vệ máy bơm.
Bể tách mỡ
Sau khi nước thải đã được gom về bể thu và được phân tách thì sẽ được bơm qua bể tách mỡ.
Tại bể tách mỡ với cấu tạo chuyên biệt, nước thải sẽ được phân tách thành 3 lớp:
- Lớp nhẹ nổi lên trên bề mặt. Lớp này bao gồm: bọt xốp, dầu mỡ,…
- Lớp trung gian: Lớp này ở giữa có thành phần chính là nước thải, tương đối đồng nhất với nhau.
- Lớp cặn lắng dưới đáy: Lớp này bao gồm: bùn, cát, đất sét,…
Lớp nhẹ nổi lên trên bề mặt và lớp cặn lắng dưới đáy thường sẽ được hút bỏ định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Sau đó nước thu lại sẽ được tự động chảy sang bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể này, nước thải được trộn lẫn đồng đều đủ các chất như: P, N, BOD, COD, pH,…. Do đó, nhiệm vụ chính của bể là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm bằng hệ thống khuấy trộn.
Ngoài ra, bể còn có tác dụng ổn định lại lưu lượng và nồng độ. Hạn chế sự biến thiên nồng độ các chất ô nhiễm. Tại bể điều hòa, các vi sinh vật cần những điều kiện đặc thù để sinh sôi và phát triển. Ở môi trường quá kiềm hoặc quá axit chúng sẽ chết. Điều này đồng thời làm mất hiệu quả xử lý chung của hệ thống.
Bể điều hòa đồng thời còn có công dụng làm giảm nước lượng nước thải gây ô nhiễm. Từ đó, hạn chế ăn mòn các kim loại như: đường ống, máy bơm,…
Bể thiếu khí (bể Anoxic)
Bể thiếu khí là bể có chứa hợp chất Nitơ và Photpho. Những hợp chất này cần phải được loại bỏ tại bể thiếu khí. Để đủ điều kiện, bể được lắp đặt thêm hệ thống máy khuấy chìm. Mục đích để ngăn ngừa tình trạng kỵ khí gây bốc mùi hôi thối.
Không chỉ có công dụng loại bỏ hợp chất Nitơ và Photpho. Bể thiếu khí còn có hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển, mang chức năng xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Bể sinh học MBBR
Tại bể sinh học MBBR, hệ thống sẽ cung cấp oxi cho các vi sinh vật hiếu khí trong bể hoạt động. Quá trình phân hủy thiếu khí sẽ dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật hiếu khí như: Pseudomonas Denitrificans, Bacillus Licheniformis. Các vi sinh vật hiếu khí này sẽ sử dụng các oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ.
Chức năng giúp xúc tác, đẩy nhanh tiếng độ xử lý so với công nghệ hiếu khí truyền thống. Các màng sinh học này sẽ được thả trôi ở trong bể. Từ đó, các vi sinh vật sẽ có điều kiện tiếp xúc với oxy nhiều hơn. Nhờ đó, phát triển nhanh và xử lý tốt hơn.
Bể lắng
Hoàn tất các quá trình xử lý nước tại bể sinh học sẽ đưa qua bể lắng thứ cấp để xử lý. Mục đích nhằm loại bỏ bùn ra khỏi nước. Khi này, toàn bộ vi sinh vật sẽ được lắng và thu gom về bể chứa bùn. Sau đó, nước trong sẽ được thu gom sang bể khử trùng.
Bể khử trùng
Nhiệm vụ của bể trử trùng là xử lý, tiêu diệt nốt các vi khuẩn còn sót lại trong nước thải đã xử lý. Lúc này, hóa chất Clo hoặc Ozone sẽ được thêm vài nước. Sau khi công nghệ xử lý nước xong, nước sau xử lý sẽ tiếp tục chảy vào hệ thống thoát nước của bể chứa để tái sử dụng.
Bể chứa bùn
Bùn ở bể lắng, bể điều hòa sẽ được chuyển hết về bể chứa bùn. Sau đó sẽ được hút bỏ định kỳ thường xuyên bằng xe chuyên dụng.
Nước thải khu dân cư sau khi được xử lý sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn của QCVN 14:2008/BTNMT. Người dùng có quá trình sử dụng nước sạch giúp sức khỏe được bảo đảm an toàn hơn.
Quy trình lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Toàn Á là đơn vị hàng đầu chuyên xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư. Với hơn 17 năm kinh nghiệm, công ty tự hào sẽ lắp đặt, vận hành và bảo trì cho bạn một thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất.
Để hoàn thiện dự án đem đến cho người dân một hệ thống xử lý nước thải tốt nhất, đội ngũ kỹ sư tại công ty thực hiện nghiêm ngặt các bước sau:
- Khảo sát vị trí thi công, lấy mẫu về để phân tích xác định các thành phần có trong nước thải.
- Tiến hành khảo sát mặt bằng hiện trạng, hố thu gom nước thải.
- Lập quy trình xử lý nước thải sao cho phù hợp nhất với nguồn nước thải và chi phí của chủ đầu tư.
- Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống trên hiện trường.
- Thử vận hành để kiểm tra độ hiệu quả trước khi bàn giao tới cho khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm, trang thiết bị tiến tiến. Cùng quy trình thi công lắp đặt thiết bị xử lý nước thải quy mô, bài bản. Để bảo vệ môi trường, Toàn Á sẽ có một hệ thống xử lý nước thải khu dân cư đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất. Các bạn nếu như có nhu cầu lắp đặt hệ thống hay tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0913 543 469 để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng.