Thực trạng nước thải sinh hoạt hiện nay
Nguồn nước thải sinh hoạt này tập chung chủ yếu tại các khu dân cư, chung cư, biệt thự liền kề, văn phòng làm việc, nhà hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học…
Nước thải sinh hoạt có chỉ số ô nhiễm rất cao. Nếu không được xử lý kịp thời bằng các biện pháp phù hợp có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hoặc hình thành các căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để có cách xử lý hiệu quả nhất, cần phải hiểu rõ thông số đặc trưng.
Vậy, thông số đó là gì? Theo các chuyên gia môi trường, thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt chính là các thông số vật lý, hóa học, sinh học tồn tại trong loại nước thải này. Chúng có các chỉ số khác biệt khá nhiều so với nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện… Vì vậy, cách thức xử lý cũng sẽ khác nhau.
Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu lý học trong nước thải sinh hoạt
Đặc tính lý học trong nước thải sinh hoạt bao gồm các yếu tố như sau: Tổng lượng chất rắn trong nước, mùi nước, nhiệt độ, độ đục và độ mùi của nước. Cụ thể như sau:
Chất rắn tổng cộng
Trong nước thải sinh hoạt bao gồm hàm lượng chất rắn khá cao, trong đó gồm các thành phần phải kể đến như: Chất rắn không tan, chất rắn lơ lửng và 1 số hợp chất hòa tan trong nước. Trong nước thải đô thị, hàm lượng chất rắn tổng cộng chiếm khoảng 45 - 65%.
Chúng tồn tại dưới dạng lơ lửng tầng trung, nổi trên mặt nước hoặc lắng xuống dưới đáy. Trong đó, những chất rắn có khả năng lắng hoặc lắng nhanh thường dễ xử lý bằng phương pháp đơn giản hơn là những chất rắn lơ lửng.
Mùi nước thải sinh hoạt
Ban đầu, nước thải sinh hoạt gần như không gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau cùng quá trình phân hủy sinh học diễn ra dưới dạng yếm khí thì chúng bắt đầu tạo ra hàng loạt các mùi hôi thối gay gắt.
Nước thải càng có mùi khó chịu, chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, mùi cần được quan tâm để phục vụ cho việc lên phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Nhiệt độ của nước thải
Về cơ bản, nước thải sinh hoạt sẽ có nhiệt độ cao hơn so với nước cấp. Nguyên nhân là do nguồn nước này được xả thải từ các dòng nước ấm do quá trình sinh hoạt và thương mại tác động. Tuy nhiên, so với nhiệt độ không khí thì nhiệt độ của nước thải sinh hoạt lại thấp hơn.
Nhiệt độ nước thải sinh hoạt là thông số rất quan trọng. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật trong nước, sự hòa tan oxy và quá trình phân hủy của vi khuẩn. Ngoài ra, các hệ thống xử lý nước thải đều cần phải trải qua quy trình xử lý sinh học mà quá trình này chịu tác động rất lớn từ nhiệt độ.
Độ màu của nước thải sinh hoạt
Màu của nước thải sinh hoạt thường được tạo ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Chúng có chỉ số tính chất nhất định và được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm chung của nguồn nước thải.
Độ đục
Độ đục là thông số đặc trưng của nước thải về hàm lượng các chất hữu cơ lơ lửng, chất dạng keo, khiến nước mất đi sự trong suốt. Muốn kiểm tra độ đục của nước thải cần sử dụng đơn vị đo độ đục: NTU.
Các chỉ tiêu hóa lý
Chỉ tiêu hóa học, sinh học cần các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt bao gồm: độ PH, nhu cầu oxy hóa học, nhu cầu oxy sinh hóa, hàm lượng Nito, chất hoạt động bề mặt, oxi hòa tan, thông số kim loại nặng và chất độc hại. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu về độ PH
Độ PH được quy định bởi tính bazo và axit có trong nước. Đây là thông số quan trọng khi đánh giá đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Bởi nồng độ này ảnh hưởng trực tiếp với tốc độ sinh hóa trong nước và các mô hình xử lý nước thải sinh học cần được diễn ra trong môi trường nước có độ PH giao động từ 6,5 - 8,5 để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo kết quả thống kê gần đây, nước thải sinh hoạt hiện nay có độ PH giao động từ 6,9 - 7,8 nên trong khi xử lý có thể không cần phải tiến hành các biện pháp trung hòa.
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Là lượng oxy cần để có thể tiến hành oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Đơn vị để đo nồng độ oxy hóa học thường được sử dụng là mgO2/L hay mg/L. Cách xác định hàm lượng cod trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp dicromat.
Khi đó, sử dụng kaii dicromat là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ phức tạp. Tiếp đến, chuẩn độ lượng của kali dicromat bằng dung dịch muối Mo.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Đây là thông số đặc trưng nổi bật của nước thải sinh hoạt được gây ra bởi các chất hữu cơ bị phân hủy sinh học. Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định bằng cách tính toán lượng oxy hóa cần thiết để diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ hòa tan, chất hữu cơ lơ lửng và chất dạng keo.
Cùng với đó là sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí. Đơn vị đo của nhu cầu oxy hóa sinh hóa được tính bằng MgO2/L hay Mg/L. Hiện nay, nước thải sinh hoạt thông thường có BOD = 68% so với COD
Hàm lượng Nito trong nước
Nitơ vô cơ và Nitơ hữu cơ. Ở trong nước thải sinh hoạt, phần lớn các liên kết vô cơ bao gồm các nhóm NH4+, NH3 và dạng oxy hóa: NO2– và NO3– đối với nước thải đã xử lý. Còn nước thải chưa xử lý thường không có NO2– và NO3–. Các liên kết hữu cơ trong nước thải chủ yếu là các chất có nguồn gốc từ protit của thực phẩm dư thừa.
Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt chủ yếu được tạo ra từ việc sử dụng chất tẩy rửa trong đời sống sinh hoạt. Đây là những chất hữu cơ bao gồm 2 đặc tính cơ bản là ưa nước và kỵ nước. Từ đó, tạo nên sự hòa tan của các chất trong nước và trong dầu.
Sự tồn tại của các chất hoạt động bề mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nước thải sinh hoạt sau này. Bởi chúng làm cản trở sự lắng của chất lơ lửng, gây hiện tượng sủi bọt khí. Từ đó, làm giảm hiệu quả quá trình xử lý sinh học.
Thông số đặc trưng của nước thải về oxy hòa tan
Nhìn chung, lượng oxi hòa tan trong nước thải sinh hoạt thường rất nhỏ. Tuy nhiên, trong các quy trình xử lý sinh học hiếu khí cần tới lượng oxy hòa tan lớn, tối thiểu phải đạt được 2mg/l. Ngoài ra, lượng nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý phải có lượng oxi hòa tan lớn hơn 4mg/l mới đạt tiêu chuẩn của nước cấp và 6mg/l của nước dùng nuôi cá.
Thông số đặc trưng về oxy hòa tan rất quan trọng trong quá trình xử lý hiếu khí nước thải sinh hoạt. Vì vậy, cần phải đặc biệt chú trọng và đánh giá chính xác để hoạt động lọc nước sau này diễn ra hiệu quả nhất.
Thông số kim loại nặng và chất độc hại
Trong các thông số này thì hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại là yếu tố rất quan trọng và cần được quan tâm, tìm hiểu. Trong nước thải sinh hoạt chứa một số kim loại nặng và độc hại như: Đồng, chì, coban, crom, cadimi, niken, thủy ngân… Những chất này gây kìm hãm tới quá trình xử lý sinh học nước thải.
Các chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng vi sinh vật nhất định. Trong đó, có những loại có thể gây bệnh cho đường tiêu hóa của con người. Điển hình là vi khuẩn E.Coli. Loại vi khuẩn này chiếm tỷ trọng rất cao trong hệ thống vi sinh vật của nước thải sinh hoạt. Chúng có thể tồn tại trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Hơn thế nữa, loại vi khuẩn này còn là tác nhân chính gây ra các căn bệnh về đường ruột cho con người và nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, việc xác định chỉ tiêu vi sinh trong nước thải sinh hoạt để có các biện pháp xử lý phù hợp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Mong rằng đã giúp quý vị hiểu rõ hơn về đặc tính, hàm lượng sinh học, lý học và hóa học trong loại nước này.
Từ đó, có các phương pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt an toàn, hiệu quả. để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0913.543.469 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp bởi các chuyên gia xử lý nước chuyên nghiệp.