Liên hệ

Hệ thống xử lý nước thải chung cư: Công nghệ và quy trình

Hệ thống xử lý nước thải chung cư: Công nghệ và quy trình

Sơ đồ và hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư giúp các nhà đầu tư, quản lý giải quyết vấn đề của nước thải sinh hoạt tòa nhà, nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Vấn đề đặt ra là làm sao để có một hệ thống 6 bể xử lý nước thải sinh hoạt cho toà nhà chung cư cao tầng. Mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới để giải đáp mọi thắc mắc đó.

Nội dung bài viết

    Nước thải tòa nhà chung cư là gì?

    Khu chung cư là một trong những nơi tập trung đông người sinh sống. Vì vậy, nhu cầu về lượng nước phục vụ sinh hoạt cũng rất cao, lượng nước thải ra môi trường cũng rất lớn.

    Nguồn gốc nước thải chung cư

    Thành phần nước thải quá trình sinh hoạt như: tắm, giặt, từ các nhà vệ sinh, bồn cầu hoặc rửa, sơ chế thức ăn... bao gồm các cặn bẩn, dầu mỡ thải, xà phòng và các chất tẩy rửa.

    Nguồn gốc nước thải chung cư

    Hiện nay, nước thải từ các khu chung cư càng ngày càng nhiều nhưng vấn đề hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho khu chung cư thì vẫn không được quan tâm đúng mức.

    Do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu chung cư đặc biệt là những khu nhà ở cũ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng lên chính những người dân đang sống tại những khu vực này.

    Đặc tính của nước thải chung cư

    Cũng giống như các loại nước thải khác, nước thải từ chung cư cũng rất độc hại cho sức khỏe, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Dưới đây là những đặc tính cụ thể:

    • Hợp chất protein chiếm (40 - 50%).
    • Hydrat Cacbon chiếm (40 - 50%).
    • Tinh bột, đường, xenlulose và các hợp chất béo (5 - 10%).
    • Chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học chiếm khoảng 20 - 40%.
    • Bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như các chất axit, bazo vô cơ, dầu khoáng.
    • Có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, nấm, trứng giun sán.

    Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chung cư

    Công nghệ xử lý nước thải tòa nhà chung cư hiện đại giúp loại bỏ các chỉ số ô nhiễm như: Oxy sinh hóa (BOD), Oxy hóa học (COD), Nitrat và Photphat, vi khuẩn và mầm bệnh, chất rắn lơ lửng, các hóa chất tổng hợp đều giảm xuống dưới mức cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra môi trường.

    Công nghệ xử lý nước thải

    Để có thể xử lý nước thải chung cư khối lượng lớn thì phải có các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, nhằm hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường. Về cơ bản sẽ bao gồm 3 bước sau:

    1. Phân loại nước thải, xử lý thô

    Ngay từ khi bắt tay xây dựng, người ta sẽ phải thiết kế một hệ thống xử lý nước thải khu chung cư. Nước thải sẽ được phân chia theo nguồn:

    • Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được chuyển tới hầm tự hoại.
    • Còn nước thải sinh hoạt được chuyển tới bể tách dầu.

    Ở các bể này đều phải có hệ thống lọc rác và được trục vớt định kỳ để tránh làm tắc máy bơm.

    2. Xử lý các chất trong nước thải

    Sau quá trình xử lý thô tại hầm tự hoại và bể tách dầu, nước thải sẽ được chuyển tất cả vào các hầm tiếp nhận. Công nghệ khuấy trộn tự động sẽ làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất.

    Xử lý các chất trong nước thải

    Từ hầm tiếp nhận, quá trình xử lý nước thải tòa nhà sẽ được đưa tới bể điều hòa và được thổi khí để đẩy nhanh tốc độ xử lý. Tại đây, khí Nitơ và Photpho sẽ được xử lý bằng quá trình Nitrat hóa và Photphorin để tránh tình trạng kỵ khí và mùi khó chịu.

    3. Xử lý tại bể lắng

    Bước tiếp theo là thu gom các chất rồi chuyển chất thải tới bể lắng và bể MBR. Công nghệ sinh học MBR kết hợp thổi khí sẽ được áp dụng để các vi sinh vật phân hủy có thêm oxy và đẩy nhanh quá trình xử lý chất thải. Sau khi công đoạn này, nước thải ra bên ngoài phải đáp ứng được quy định về xử lý nước thải chung cư theo QCVN 14:2008/BTNMT.

    Xử lý tại bể lắng

    Các cặn bẩn không thể phân hủy còn lại được đưa tới bể chứa bùn để xử lý. Kết thúc quá trình này, nước thải khu chung cư đã được xử lý và giảm tối đa tác động xấu tới môi trường.

    Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chung cư

    Về cơ bản, quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chung cư gồm những bước cơ bản sau:

    Bể thu gom

    Nước thải sinh hoạt phát sinh tại các nguồn khác nhau được dẫn bằng đường ống về bể thu.

    Tại bể thu gom, rác thải thô được tách ra bằng thiết bị tách rác tự động hoặc vợt tách rác. Rác thô được thu gom định kỳ để tránh hiện tượng tắc nghẽn. Quá trình này giúp bảo vệ máy bơm và khả năng xử lý của cả công trình.

    Bể tách mỡ

    Với cấu tạo chuyên biệt, nước thải sẽ bị phân tách làm 3 lớp:

    • Lớp nhẹ nổi trên bề mặt bao gồm: dầu, mỡ, rác, bọt xốp…
    • Lớp trung gian ở giữa có thành phần chính là nước thải tương đối đồng nhất.
    • Lớp cặn lắng dưới đáy bao gồm: bùn, đất, cát…

    Bể tách mỡ

    Lớp nhẹ nổi bên trên, cũng như lớp cặn lắng dưới đáy sẽ được hút bỏ định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Nước thu được sau đó tự chảy sang bể điều hòa.

    Bể điều hòa

    Bể có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường bằng hệ thống khuấy trộn. Nước thải được trộn lẫn đồng đều các thành phần BOD, COD, pH, N, P,...

    Bể điều hòa

    Hạn chế sự biến thiên nồng độ các chất ô nhiễm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho xử lý sinh học phía sau. Tại đó, các vi sinh vật cần những điều kiện đặc thù để phát triển và sinh sôi. Quá kiềm hoặc axit có thể khiến chúng bị chết và làm mất khả năng xử lý chung của hệ thống.

    Hơn nữa, giảm nước thải ô nhiễm đi vào sẽ hạn chế ăn mòn các thiết bị kim loại như đường ống, máy bơm.

    Bể thiếu khí

    Trong nước thải có chứa hợp chất Nitơ và Photpho. Những hợp chất này cần phải được loại bỏ tại bể anoxic - bể thiếu khí. Ở điều kiện này, bể được lắp đặt thêm hệ thống máy khuấy chìm để tránh tình trạng kỵ khí và bốc mùi. Hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển, xử lý N, P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

    Bể sinh học MBBR

    Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí như: seudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms. Chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ.

    Bể sinh học MBBR

    Giá thể sinh học MBBR được thêm vào giúp xúc tác, đẩy nhanh quá trình xử lý so với công nghệ hiếu khí truyền thống. Các màng sinh học được thả trôi nổi ở trong bể giúp vi sinh có điều kiện tiếp xúc với oxy nhiều hơn, phát triển nhanh, xử lý tốt hơn.

    Bể lắng

    Sau đó, hỗn hợp nước và vi sinh (vi sinh bị bong ra từ bề mặt vật liệu màng vi sinh) đi qua bể lắng, nhằm tách bỏ bùn ra khỏi nước. Toàn bộ vi sinh được lắng và thu gom về bể chứa bùn. Nước trong sau được thu gom sang bể khử trùng.

    Bể khử trùng

    Bể này có nhiệm vụ xử lý vi khuẩn còn sót lại trong nước thải đã làm trong. Hóa chất Clo hoặc Ozone được thêm vào nước. Sau đó sẽ tiếp tục chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực hoặc vào bể chứa để tái sử dụng.

    Bể chứa bùn

    Bùn ở bể lắng, bể điều hòa sẽ được chuyển về bể chứa bùn và sẽ được hút bỏ định kì bằng xe chuyên dụng.

    Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư của Toàn Á

    Công ty công nghệ môi trường Toàn Á luôn là công ty đi đầu trong lĩnh vực xử lý nước bằng công nghệ hiện đại. Đây cũng là một trong những thành tựu nổi bật của Toàn Á. 

    • Công suất lớn: Hệ thống xử lý của Toàn Á với công suất tối đa là 1000 - 2000m3/ngày đêm có thể phục vụ cho cả những khu đông dân cư.
    • Quy trình khép kín và bài bản: Từ việc khảo sát, lấy mẫu nước thải, đến xây dựng hệ thống... đều được thực hiện bởi đội kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và có hiểu biết về xử lý nước thải. Điều này mang đến cho khách hàng dự án hoàn thiện nhất.

    Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

    Với tiêu chí phục vụ đảm bảo: tiết kiệm - chất lượng - bền vững, Toàn Á cùng đội ngũ của mình luôn cố gắng để mang đến cho khách hàng những mô hình, hệ thống xử lý nước thải phù hợp nhất, với chi phí thấp nhất và đặc biệt là bền vững với thời gian.

    Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước thải dân cư hãy liên hệ với Toàn Á JSC để an tâm về chất lượng và dịch vụ. Tổng đài hotline chăm sóc khách hàng của chúng tôi 0913.543.469 luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành