Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là gì?
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Bản chất của phương pháp này là dùng các loại thực vật trong môi trường để loại bỏ những chất độc hại tồn tại trong nước.
Cơ chế hoạt động của thực vật xử lý nước thải
Đối với các loài cây này, phần rễ và thân nằm dưới mặt nước là bộ phận để lọc và hấp thụ chất rắn. Chúng là giá bám cho sinh vật và chất hữu cơ phát triển. Thân và lá nằm trên mặt nước có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Chúng sẽ cản trở sự phát triển của tảo, làm giảm sự ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý. Đặc biệt, chúng còn là nơi chuyển oxi xuống rễ để cho việc xử lý được tốt hơn. Hạn chế được trao đổi chất giữa nước và không khí.
Ưu điểm
- Hiệu suất xử lý ổn định; đặc biệt xử lý tốt các loại không có chất độc, nồng độ BOD, COD.
- Các thực vật thuỷ sinh có thể tái sử dụng làm phân xanh hoặc thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, có thể thu hoạch làm thủ công mỹ nghệ để gia tăng thu nhập.
- Chi phí thấp, không cần sử dụng thêm các chất dinh dưỡng khác để nuôi cây thủy sinh. Hầu hết các cây thuỷ sinh đều phù hợp với khí hậu Việt Nam và phát triển mạnh mẽ.
- Không cần công nghệ phức tạp.
- Một số loài thực vật thuỷ sinh giúp cải tạo cảnh quan và không gian sống.
Nhược điểm
- Cần có hệ thống bể lắng, song chắn để loại bỏ rác, các chất rắn nặng và một số chất độc trước khi đưa sang bể thuỷ sinh.
- Hiệu quả xử lý chậm, cần thời gian lâu dài.
- Chỉ xử lý được một số loại nước thải có nồng độ hàm lượng COD, BOD thấp.
- Nếu lượng nước thải cần xử lý nhiều, cần diện tích bể thủy sinh lớn. Không phải xí nghiệp hay đơn vị nào cũng đáp ứng được quy chuẩn về diện tích này.
- Cần đặt bể ở nơi có đầy đủ ánh sáng để cây thủy sinh sinh trưởng => không được linh hoạt.
- Nếu thả ở sông, hồ… cây dễ bị trôi theo dòng.
Trong trường hợp bạn cần xử lý nhanh chóng, lại không có nhiều diện tích… Bạn có thể tham khảo một số phương án xử lý nước thải chăn nuôi của Toàn Á. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải hiện nay.
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi của Toàn Á
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi của Toàn Á mang lại hiệu quả cao, bền vững. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật ưu việt tại Toàn Á có thể kể đến như:
- Biogas: Có thể tận dụng làm nhiên liệu thay điện năng, chất đốt. Các chất từ Biogas có thể sử dụng làm phân bón.
- Công nghệ sinh học: Đây là cách làm hiệu quả, triệt để, bảo vệ được môi trường và sức khỏe.
- Công nghệ oxy hoá: Dễ lắp đặt, chi phí rẻ, tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với các mô hình chăn nuôi nhỏ.
- Đệm lót sinh học: Cách làm này loại bỏ mùi hôi, thối hiệu quả, cải thiện được các cấu trúc vi khuẩn phức tạp thành vi khuẩn vô hại.
Những loại thực vật thủy sinh dùng để xử lý nước thải chăn nuôi
Thông thường, thực vật thủy sinh thường được dùng để làm phân bón, thức ăn cho gia súc. Như đã nói thì bên cạnh đó chúng còn có công dụng là xử lý nước thải chăn nuôi. Dưới đây là 1 số loại thực vật thủy sinh phổ biến được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật:
- Thực vật thủy sinh sống chìm: Hydrilla, Water Milfoil, Blyxa.
- Thực vật thủy sinh sống trôi nổi: Lục bình, Bèo tấm, Bèo tai tượng, Salvinia.
- Thực vật thủy sinh sống nổi: Cattails, Bulrush, Sậy.
Những loài cây này có vai trò cân bằng lại chất thải ở trong nước, loại bỏ được những dinh dưỡng có trong chất thải bằng cách phát triển sinh khối. Ngoài ra, chúng có thể thu hồi sinh khối vào các mục đích khác.
Kết luận
Nhìn chung xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh tương đối hiệu quả. Nó có chi phí đầu tư thấp, ngăn chặn được dịch bệnh mà không yêu cầu công nghệ xử lý hiện đại. Tuy vậy, nó vẫn tồn tại một vài nhược điểm và không phải với mô hình nào cũng có thể áp dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng bể xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0913.543.469. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, Toàn Á cam kết sẽ mang đến cho bạn phương pháp xử lý nước thải ưu việt.