Xử lý chất thải chăn nuôi là gì?
Xử lý chất thải chăn nuôi là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để xử lý chất thải trong chăn nuôi thành nguyên liệu làm phân bón, nước tưới cây trồng hoặc thức ăn thủy sản hay nhiều mục đích khác.
Chất thải trong chăn nuôi được xử lý để tái sử dụng bao gồm nước thải chăn nuôi và chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ.
Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi
Dưới đây là quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi tổng quát các hộ gia đình tham khảo và áp dụng:
1. Thu gom chất thải
Chất thải được thu gom và phân loại chất thải rắn và nước thải chăn nuôi. Khu vực thu gom chất thải cần được xây dựng riêng và vững chãi. Bể chứa phải đảm bảo chất thải chưa được xử lý không bị tràn ra ngoài.
2. Xử lý chất thải
Chất thải sau khi thu gom sẽ được xử lý. Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác nhau. Các hộ gia đình cần cân nhắc diện tích, kinh tế cũng như quy mô chăn nuôi để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.
3. Tái sử dụng
Chất thải sau khi được xử lý có thể tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong vườn hay đồng ruộng. Việc tận dụng chất thải sau khi xử lý giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho gia đình. Cây trồng trong vườn có nguồn phân bón hữu cơ dồi dào và an toàn.
Một số biện pháp xử lý
Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi được giới thiệu và áp dụng. Các gia đình có thể tham khảo những biện pháp xử lý dưới đây:
Quy hoạch chăn nuôi
Trước khi chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ gia đình cần quy hoạch khu vực nuôi, số lượng và chủng loại để không quá tải chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tại những nơi có sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt hay nước sông cung cấp cho nhà máy sản xuất nước sạch.
Khu vực chăn nuôi cần được xây dựng xa nơi đông dân cư, có xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng. Diện tích chuồng nuôi hợp lý và nuôi đúng mật độ phù hợp, hơn nữa gia đình cần đánh giá được sự tác động với môi trường trước khi xây dựng chuồng trại.
Các gia đình khi tham gia chăn nuôi gia súc phải thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có rà soát và cập nhật tình hình chăn nuôi, xử lý chất thải định kỳ để đánh giá và đưa ra các biện pháp kịp thời.
Xử lý bằng hệ thống khí sinh học Biogas
Xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học Biogas được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay. Đây là giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu khí methane ra ngoài môi trường. Đây là loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên.
Hệ thống khí sinh học Biogas không chỉ giúp gia đình thu gom, xử lý chất thải mà còn tạo ra khí đốt hoặc nguồn điện. Như vậy, các gia đình có thể tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Xử lý bằng chế phẩm sinh học
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học cùng được nhiều hộ gia đình quan tâm và áp dụng:
Xử lý bằng men sinh học
Men sinh học là hợp chất được sử dụng từ thập niên 80 của thế kỷ XX để giảm ô nhiễm môi trường. Từ đó đến nay, các dòng men sinh học được ứng dụng và phát triển ngày một hiệu quả hơn.
Các gia đình có thể sử dụng men sinh học như phun vào nước thải, chuồng nuôi, chất thải và trộn vào thức ăn. Men sinh học có tác dụng giảm mùi hôi, xử lý vi khuẩn gây bệnh có hại trong chất thải chăn nuôi.
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là việc sử dụng các phế thải trong chế biến lâm sản như mùn cưa, phôi bào hoặc chế phẩm trồng trọt cắt nhỏ có bổ sung chế phẩm sinh học. Cách làm này góp phần tạo ra lượng lớn vi sinh vật hữu ích có lợi trong đường ruột, ức chế những vi sinh vật có hại. Các vi sinh vật này sẽ phân giải chất hữu cơ có trong chất thải, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
Đây là một trong những cách làm hiệu quả tại vùng nông thôn. Tuy nhiên đệm lót sinh học kỵ nước và sinh nhiệt nên cần thực hiện ở địa hình cao ráo cũng như làm mát hiệu quả.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng oxi hóa
Xử lý nước thải bằng oxi hóa là phương pháp thường dùng với các bể lắng nước thải. Có 3 cách được ứng dụng như xử lý bằng sục khí, bằng Ozone và phương pháp dùng Hydro Peroxide (H202). Tuy nhiên, phương pháp nàychỉ áp dụng đối với các hệ gia đình nhỏ lẻ.
Đối với các trang trại có quy mô lớn nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo công nghệ biogas - AAO - khử trùng nước thải.
Vệ sinh chuồng trại
Quy trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cần được thực hiện hằng ngày. Người chăn nuôi cần làm sạch, thu dọn khu vực chăn nuôi, thu gom rác và chất thải vào khu xử lý. Ngoài ra, người chăn nuôi cần phun khử trùng khu vực chuồng trại bằng dung dịch khử trùng để tiêu diệt nguồn bệnh tiềm ẩn.
Trên đây là những thông tin về xử lý chất thải chăn nuôi cũng như những biện pháp phổ biến được ứng dụng hiện nay. Toàn Á JSC là một trong những công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Hộ gia đình và các đơn vị chăn nuôi có nhu cầu xây dựng hệ thống bài bản, khoa học và an toàn, hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng hệ thống phù hợp và tối ưu nhất.