Bể khử trùng trong xử lý nước thải là gì?
Bể khử trùng là một loại bể được sử dụng với mục đích chính là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong nước. Có rất nhiều nguồn nước thải sau khi trả qua các quá trình xử lý vật lý, hoá học, sinh học đều không thể loại bỏ hoàn toàn các vi sinh. Vì vậy, nếu xả thẳng ra nguồn tiếp nhận sẽ dẫn tới tình trạng lây lan dịch bệnh cho con người và sinh vật sống xung quanh.
Ngoài tác dụng khử khuẩn, bể khử trùng nước thải còn có chức năng ngăn ngừa sự kết dính của vi khuẩn trên các thiết bị làm lạnh. Điều này giúp ích cho việc hạn chế tình trạng truyền nhiệt. Đồng thời, giảm tổn thất thuỷ lực cho hệ thống xử lý.
Nguyên lý hoạt động của bể khử trùng
Trước khi đưa tới bể khử trùng, nước thải sẽ phải trải qua các giai đoạn sau:
- Bể tiếp nhận: Đây là nơi thu gom, tập trung nước thải. Tại đầu bể sẽ được trang bị thêm song chắn rác, lưới chắn rác để loại bỏ rác thải thô có kích thước lớn.
- Bể tách dầu có tác dụng loại bỏ váng dầu, váng mỡ nổi lên trên bề mặt nước để tránh làm tắc nghẽn đường ống hoặc hư hại hệ thống xử lý phía sau.
- Bể điều hoà: Tác dụng chính của bể này là ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Đồng thời, giảm mùi hôi thối và loại bỏ một phần BOD và COD trong nước thải.
- Bể Anoxic và bể sinh học hiếu khí: Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ thành các chất ít ô nhiễm hơn dưới sự tác động của các nhóm vi sinh vật hiếu khí và thiếu khí.
Sau đó, nước thải sẽ được đưa đến bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn, virus. Tại bể, người ta sẽ châm vào nước một lượng Clo thích hợp. Sở dĩ loại hoá chất này được lựa chọn nhờ những ưu điểm nổi bật như: Hiệu quả khử trùng cao, tiết kiệm chi phí so với phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím hoặc ozone. Ngăn ngừa được sự tái nhiễm của vi sinh vật trong nước thải. Có thể kiểm soát liều lượng một cách linh hoạt.
Bể khử trùng là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý chất thải. Nguồn nước đầu ra đáp ứng đủ tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (cột A) để xả thải.
Ưu điểm và nhược điểm của bể khử trùng
Ưu điểm
- Loại bỏ hiệu quả các loại vi trùng, vi khuẩn.
- Hoạt động theo cơ chế tự động, không phát sinh mùi hôi.
- Dễ dàng tách lọc vi khuẩn ra khỏi nước sau khi khử trùng bằng cách sử dụng thêm bồn lọc áp lực.
Nhược điểm
- Hiệu quả khử trùng sẽ bị giới hạn nếu nước bể có độ đục cao.
- Cẩn trọng với liều lượng hóa chất. Cần tính toán kỹ lưỡng, tránh thiếu hoặc thừa hoá chất vì sẽ không mang lại hiệu quả cao mà tốn kém chi phí sử dụng.
Ứng dụng của bể khử trùng trong xử lý nước thải
Hầu hết các hệ thống đều cần phải có bể khử trùng. Bởi đây là công trình giúp cho nguồn nước đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Ví dụ:
- Xử lý nước thải sản xuất.
- Nước thải dầu khí.
- Nước thải ngành khai khoáng.
- Nước thải nhà máy thuỷ điện.
- Xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu hệ thống xử lý nước thải thuộc khu công nghiệp thì có thể không cần sử dụng đến bể khử trùng. Vì nước thải của nhà máy sau khi xử lý vẫn được chuyển tới nơi tập trung nước thải và khử trùng tại đó. Việc sử dụng hoá chất khử trùng trước có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh của toàn hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về bể khử trùng trong xử lý nước thải. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công trình này. Nếu bạn đang có ý định thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn giải pháp phù hợp và báo giá cụ thể.