Nước thải y tế là gì?
Khái niệm
Nước thải y tế (một phần của chất thải y tế) là dung dịch thải ra từ các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện, phòng khám. Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân, loại nước này chứa rất nhiều chất độc hại.
Thành phần chính là các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, điển hình như: Salmonella, các loại virus gây hại cho đường tiêu hóa, ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm.
Tác hại của nước thải y tế
Nước thải y tế chứa pH, SS, BOD, COD, Coliform và các mầm mống gây bệnh nên rất nguy hiểm. Đây là nguyên nhân phát sinh các bệnh sinh học trong máu, gây ảnh hưởng di truyền, biến dị gen qua các thế hệ.
Nếu không xử lý nước thải y tế trước khi thải ra môi trường thì có thể dẫn tới hiểm họa khôn lường. Ảnh hưởng không nhỏ tới thiên nhiên và sức khỏe của con người. Nhất là tại các thành phố lớn tập trung đông đảo người dân và số lượng bệnh viện trên địa bàn.
Tiêu chuẩn về nước thải y tế
Quy chuẩn Việt Nam về nước thải y tế được quy định tại số QCVN 28:2010/BTNMT do ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải biên soạn. Tổng cục môi trường, vụ khoa học và công nghệ cùng vụ pháp chế trình duyệt. QCVN nước thải y tế được ban hành theo thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường.
Trong quy chuẩn này có nêu rõ giá trị tối đa cho phép của các thông số và các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở y tế. Tiêu chuẩn này được áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xả nước thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
Quy định nêu rõ: Phải khử trùng, xử lý nước thải để loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường.
Công thức tính giá trị ô nhiễm tối đa
Cách tính giá trị tối đa cho phép của các thông số và chất gây ô nhiễm tồn tại trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận như sau:
Cmax = C x K
Giải thích thông số:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số và chất ô nhiễm trong nước thải.
- C là giá trị cụ thể của các thông số và chất gây ô nhiễm đang tồn tại. C được sử dụng để làm cơ sở giúp tính toán Cmax, được quy định cụ thể tại bảng 1.
- K là hệ số về quy mô và loại hình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, được quy định tại bảng 2.
Đối với các thông số về chất ô nhiễm như PH, tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải, sử dụng hệ số K = 1.
Bảng giá trị tiêu chuẩn của các thông số ô nhiễm trong nước thải y tế
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C |
| | | A | B |
1 | pH | – | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD 5 (20 o C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
5 | Sunfua (tính theo H 2 S) | mg/l | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Phosphat (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
10 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | 0,1 | 0,1 |
11 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | 1,0 | 1,0 |
12 | Tổng coliforms | MPN/100ml | 3000 | 5000 |
13 | Salmonella | Vi khuẩn/100 ml KPH KPH | KPH | KPH |
14 | Shigella | Vi khuẩn/100ml | KPH | KPH |
15 | Vibrio cholerae | Vi khuẩn/100ml | KPH | KPH |
Bảng 2: Giá trị hệ số K trong tiêu chuẩn nước thải trong y tế
Loại hình | Quy mô | Giá trị hệ số K |
Bệnh viện | ≥ 300 giường | 1,0 |
Bệnh viện | < 300 giường | 1,2 |
Các cơ sở khám chữa bệnh khác | | 1,2 |
Giải thích các giá trị tính giá trị ô nhiễm tối đa trong quy chuẩn nước thải y tế
- Đối với các bệnh viện có quy mô lớn từ 300 giường trở lên thì hệ số K = 1,0.
- Nếu bệnh viện, phòng khám có quy mô trung bình dưới < 300 giường thì hệ số K = 1,2.
- Các cơ sở khám chữa bệnh khác thì hệ số K = 1,2.
Dựa vào bảng thông số quy định giá trị C và hệ số K đã được đưa ra, các cơ sở y tế sẽ tính được thông số giá trị tối đa của hàm lượng các chất thải trong nguồn nước. Từ đó, xây dựng hệ thống và các thiết bị xử lý nước thải y tế đáp ứng được tiêu chuẩn.
Nếu không tuân thủ theo tiêu chuẩn này, nước thải y tế sẽ gây ô nhiễm trực tiếp đến nơi tiếp nhận và các khu vực xung quanh. Từ đó, tổn hại nghiêm trọng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đồng thời, khi các cơ quan chức năng kiểm tra sẽ bị xử phạt theo quy định, pháp luật hiện hành.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ các quy định, tiêu chuẩn của bộ tài nguyên môi trường về thông số chất ô nhiễm tối đa được phép tồn tại trong nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Từ đó, chủ động xây dựng các công trình và quy trình xử lý nước thải y tế hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này, đừng quên liên hệ với Toàn Á theo số hotline: 0913.543.469 để được hỗ trợ.