1. Tính chất nước thải của phòng xét nghiệm
Phòng xét nghiệm tuy không có dịch vụ khám chữa bệnh như bệnh viện hoặc phòng khám. Tuy nhiên, nước thải của phòng xét nghiệm cũng có rất nhiều các chất độc hại và nguy hiểm. Chúng ta có thể chia nước thải phòng xét nghiệm gồm 2 loại cơ bản:
- Nước thải phòng xét nghiệm: Chứa máu, dịch, các mẫu bệnh phẩm, hóa chất dùng cho việc phân tích, xét nghiệm lưu trữ hoặc bảo quản.
- Nước thải sinh hoạt và vệ sinh của nhân viên trong phòng xét nghiệm: Vì đây là nước thải sinh hoạt nên sẽ có đặc tính chủ yếu là nhiều chất hữu cơ, COD, BOD, N và P cao.
2. Những tác hại của nước thải phòng xét nghiệm
Nước thải của phòng xét nghiệm được sản sinh từ các hoạt động như vệ sinh, giải phẫu, hóa chất, máu, nước rửa dụng cụ,… Bên trong đó có chứa nhiều tạp chất nguy hiểm và độc hại cho con người như:
- Chloroform, Benzene, Aceton, Cyclohexane,… gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đau tức ngực. buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể làm mất khả năng vận động.
- Một số loại dung môi như: Cacbon Tetraclorura, Andehit Crotonic, Chloroform,… có thể sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, mũi, họng.
- Các hợp chất như: Toluene, Benzen,… gây gia tăng nguy cơ nhiễm các loại ung thư.
3. Quy trình xử lý nước thải phòng xét nghiệm
Nước thải phòng xét nghiệm sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bể thu gom
Nước thải sẽ được thu gom bằng đường ống dẫn nước thải. Ở bể thu gom sẽ có những song chắn rác để loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn như: khăn, sợi vải, mảnh vỡ thiết bị,...
Bước 2: Bể điều hòa
Sau khi loại bỏ những loại rác lớn bể điều hòa sẽ có tác dụng làm điều hòa lại nồng độ pH, nhiệt độ của nước thải để tránh tình trạng sốc tải ở các quá trình sau.
Bước 3: Bể xử lý hóa học
Ở bước này chúng ta cần bổ sung H2O2, chất này sẽ tạo ra các gốc hydroxyl có tính oxy hóa mạnh để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Từ đó sẽ làm giảm hàm lượng COD và BOD5 khoảng 90%, hàm lượng TSS, Coliform 95%.
Bước 4: Keo tụ - tạo bông lắng
Kết thúc bước 4 nước thải sẽ được chuyển qua bể lắng. Cùng với sự kết hợp của hóa chất PAC các cặn nhỏ sẽ liên kết lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn và lắng xuống đáy bể tạo thành bùn. Phần bùn lắng sẽ được chuyển qua bể chứa bùn, còn nước thải sẽ được chuyển qua bước tiếp để xử lý.
Bước 5: Xử lý bằng phương pháp sinh học
Tại đây nước thải sẽ được xử lý theo 2 phương pháp là xử lý thiếu khí và hiếu khí. Hai quá trình xử lý này sẽ giúp loại bỏ N, P có trong nước thải. Đồng thời, hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ để giảm hàm lượng BOD và COD.
Bước 6: Màng lọc MBR
Với màng lọc có kích thước siêu nhỏ giúp loại bỏ được toàn bộ những chất độc hại còn sót lại trong nước thải. Ngoài ra, các chất hữu cơ còn bám lại trên bề mặt của màng lọc sẽ bị vi sinh vật phân hủy thành bùn hoạt tính. Và lượng bùn này sẽ được vận chuyển về bể thiếu khí để duy trì vi sinh vật.
Bước 7: Khử trùng
Tác dụng của bể khử trùng dùng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, nấm còn sót lại. Nước thải phòng xét nghiệm ở đầu ra sẽ đạt đúng tiêu chuẩn đã được quy định.
Kết luận
Trên đây chính là những thông tin cơ bản có liên quan đến xử lý nước thải phòng xét nghiệm. Tuy nước thải phòng xét nghiệm không nhiều, tốc độ không lớn. Nhưng cũng có rất nhiều mối nguy hiểm cho con người và môi trường. Vậy nên cần lựa chọn những hệ thống xử lý nước thải phù hợp, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đảm bảo được tiêu chuẩn đầu ra của nước thải.
Toàn Á JSC là địa chỉ chuyên tư vấn, thiết kế các hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm với hiệu quả hoạt động cao, vận hành dễ dàng. Có thể phù hợp với các phòng thí nghiệm với những lưu lượng nước thải khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể các chính sách, thiết kế công trình phù hợp.