Xử lý nước thải nhà máy sữa
Bản chất của nước thải của công việc chế biến sữa là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Trong đó sẽ có chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan với các thành phần chính là Protein, Chất béo, Lactose. Ngoài ra, còn có một thành phần khác là nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy sữa.
Nhìn chung không có độc hại hoặc không ảnh hưởng đến việc vận hành những phương pháp xử lý sinh học. Do đó, các quá trình sinh học kết hợp hóa lý sẽ là công nghệ xử lý thích hợp nhất.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất sữa chi tiết
Giai đoạn thu gom đến bể UASB
Nước thải sản xuất sữa sẽ qua hệ thống cống và được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi đi vào hố thu gom thì sẽ có hỗ trợ song chắn rác để giúp loại bỏ các tạp chất thô, rồi đưa qua bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống thổi khí giúp tách ra dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Lượng dầu mỡ sẽ được loại ra bằng hệ thống thu gom.
Bể tuyến nổi với hệ thống cấp khí hòa tan giúp bông cặn nổi lên và thu gom về ống trung tâm.
Sau khi xử lý xong và nước thải ra khỏi bể UASB, nước thải sẽ có hàm lượng BOD giảm xuống phù hợp xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính. Khí sinh ra sẽ thu về tại bình chứa có thể dùng làm khí đốt hoặc có thể chạy máy phát điện Biogas.
Giai đoạn bể lắng, bể Aerotank
Phần bùn ở bể chứa bùn sẽ được xử lý tại bể nén bùn. Các sản phẩm từ việc ép bùn có thể dùng làm phân vi sinh bón cây.
Tại bể Aerotank, quá trình oxi hóa chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải có vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có thêm hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxy, để vi sinh vật hiếu khí phát triển, phân giải các chất ô nhiễm.
Một phần bùn lắng ở bể lắng rồi được bơm tuần hoàn vào bể Aerotank. Sau xử lý sinh học có bùn hoạt tính sẽ bị loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo.
Nước thải sau bể lắng
Nước thải sau bể lắng sẽ chảy sang bể trung gian và bơm qua bể lọc áp lực. Tại đây có rất nhiều lớp vật liệu như: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính. Các vật liệu sẽ loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan hoặc chất khó, không phân giải sinh học.
Nước thải khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô và loại bỏ lượng SS còn sót lại. Đồng thời khử trùng nước thải trước khi được xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau khi đi qua bể nano dạng khô đã đạt yêu cầu xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa
Nhìn chung, hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa TH hay bất cứ công ty sản xuất sữa nào thì cũng đều bao gồm các bước xử lý sơ bộ gần giống như công nghệ xử lý nước thải trong chế biến thực phẩm. Hệ thống cần có bể tách dầu, bể gom, song chắn rác, sau đó là xử lý sinh học.
Quy trình chung của các hệ thống:
- Xử lý sơ bộ bằng những công trình hóa lý: bể tách mỡ, tuyển nổi, song chắn rác, lắng,…
- Xử lý chuyên sâu hơn bằng các công trình sinh học: Aerotank, UASB,…
Kết luận
Nước thải từ nhà máy chế biến sữa xả thẳng trực tiếp môi trường sẽ gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, các nhà máy sữa cần có hệ thống hỗ trợ xử lý nước thải chuyên nghiệp.
Hiểu được vấn đề đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á nghiên cứu và phát triển nên công nghệ xử lý nước thải sản xuất sữa hiệu quả. Chúng tôi có các chuyên gia, kỹ sư hỗ trợ tư vấn phương án, giải pháp hợp lý nhất cho mỗi đơn vị.
Nếu quý đối tác, doanh nghiệp nhà máy sữa có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuẩn quy trình, hãy liên hệ với Toàn Á qua số điện thoại 0913.543.469 để được tư vấn giải pháp tốt nhất.