Nước thải nhà máy sản xuất giấy
Nước thải ngành sản xuất giấy là nguồn nước có tính chất ô nhiễm cao. Trong đó chứa hàm lượng lớn các chất như sau:
- Chất lơ lửng, chất xơ, sợi phát sinh từ quá trình nghiền bột và xeo giấy.
- Nồng độ chất hữu cơ khó và dễ phân hủy sinh học.
- Hàm lượng BOD, COD cao, xuất phát từ quá trình nấu rửa.
- Hàm lượng chất tẩy rửa lớn và nhiều các hợp chất hữu cơ từ công đoạn tẩy trắng giấy.
Như vậy, nước thải nhà máy sản xuất giấy có nồng độ ô nhiễm cao. Một số chất tương đối khó xử lý. Do đó, cần phải ứng dụng giải pháp tiên tiến kết hợp với quy trình hiện đại để xử lý đạt chuẩn, tiết kiệm chi phí cho xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất giấy.
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy
Để xử lý nước thải ngành sản xuất giấy, cần áp dụng nhiều công nghệ khác nhau. Cụ thể như sau:
Công nghệ lắng
Công nghệ này được sử dụng để tách các chất rắn dạng bột, xơ sợi ra khỏi nước thải sản xuất giấy.
Để quá trình lắng diễn ra hiệu quả, cần phải tính toán thời gian lưu nước thích hợp. Nếu thời gian dài rất dễ tới phân hủy yếm khí. Ngược lại, nếu thời gian lưu nước ngắn thì sẽ không thể lắng hết các tạp chất lơ lửng trong nước.
Để nước thải lắng được tốt và tạo điều kiện cho các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng. Cần phải tính toán tải trọng bề mặt từ 1 đến 2 m3/m2.h (Lưu lượng dòng thải tính toán cho một đơn vị bề mặt lắng của bể trong thời gian nhất định).
Để giảm thời gian lưu ở bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng, còn có thể trang bị thêm thiết bị thổi khí nén vào bể lắng.
Công nghệ hóa lý
Công nghệ hóa lý dùng để xử lý các hạt rắn lơ lửng trong nước thải giấy, chất hữu cơ hòa tan, photpho, chất độc hại và màu nước.
Phương pháp hóa học được dùng để xử lý nước trước và sau quy trình xử lý sinh học. Khi đó, người ta sử dụng các chất keo tụ như phèn sắt, phèn nhôm. Kết hợp với chất trợ lắng là polymer để tăng tốc độ lắng.
Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học được áp dụng để xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải giấy.
Phương pháp sinh học có thể loại bỏ được hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao. Trong đó bao gồm cả hợp chất lignin xuất hiện phổ biến trong nước thải ngành giấy.
Cơ chế của công nghệ sinh học là sử dụng các nhóm vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển. Sản phẩm sau cùng được tạo ra là CO2 và nước. Từ đó, góp phần xử lý ô nhiễm nước thải hiệu quả.
Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy
Dưới đây là một số quy trình xử lý nước thải bột giấy hiệu quả:
Song chắn rác
Toàn bộ rác thải của nhà máy giấy sẽ được thu gom lại và đưa qua song chắn rác. Mục đích là loại bỏ hết tạp chất có kích thước lớn trong nước.
Song chắn rác có thể giữ lại các loại rác thô, cặn trong nước thải giấy. Tuy nhiên, cần thường xuyên thu gom, lược bỏ rác bám trên các song chắn để đảm bảo lưu thông dòng chảy.
Bể lắng cát
Tại bể lắng cát, những tạp chất có tỉ trọng lớn như đất, cát sẽ được lắng xuống phía dưới. Sau đó, chúng được thu gom và đưa tới sân phơi cát để xử lý. Phần nước trong phía trên sẽ được chuyển tới hố thu gom.
Hố thu gom
Nhiệm vụ cơ bản của hố thu gom trong quy trình xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy chính là lưu trữ nguồn nước thải và ổn định dần. Điều này sẽ giúp cho hệ thống hoạt động liên tục, ổn định và trơn tru hơn.
Bể điều hòa
Bể điều hòa là công trình có ý nghĩa quan trọng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy.
Công trình này có tác dụng ổn định lưu lượng, nồng độ chất thải. Xử lý 10% BOD và 10% COD trong nước thải.
Bể điều hòa cũng có khả năng tiết chế, đảm bảo lưu lượng nước đi vào trong quá trình xử lý một cách hài hòa, vừa đủ. Tại đầu và cuối mỗi bể điều hòa đều sẽ được trang bị máy thổi khí để hạn chế nguy cơ phân hủy yếm khí.
Bể keo tụ
Tại đây, người ta sẽ châm vào trong bể một lượng hóa chất keo tụ. Các chất này khi hòa tan trong nước thải sẽ có công dụng liên kết các hạt cặn thành những bông bùn có kích thước lớn, tỉ trọng cao. Từ đó, dễ dàng hơn trong việc lắng xuống dưới đáy.
Bể lắng 1
Những bông bùn trong nước sẽ dần dần lắng xuống dưới đáy bể. Công trình này giúp xử lý bột giấy trong nước thải một cách hiệu quả.
Phần bùn chìm xuống dưới đáy bể sẽ được đưa tới bể chứa bùn để xử lý chuyên biệt.
Bể xử lý sinh học
- Bể xử lý kỵ khí chịu trách nhiệm xử lý BOD và COD trong nước thải. Để quá trình diễn ra hiệu quả, cần kiểm soát kỹ lưỡng về nhiệt độ và khả năng lưu trữ nước trong bể.
- Bể sinh học hiếu khí: Chức năng cơ bản là xử lý chất hữu cơ hòa tan. Tại đây, quá trình oxy hóa diễn ra dưới sự tác động của các loại vi sinh vật hiếu khí.
Để xử lý chất hòa tan, chất keo hiệu quả, cần phải sử dụng thiết bị để bơm oxi và sục khí khắp bể một cách liên tục.
Bể lắng 2
Sau khi xử lý sinh học xong, trong nước thải sẽ xuất hiện nhiều bùn hoạt tính, chất rắn lơ lửng. Bể lắng 2 có nhiệm vụ làm lắng, tách bùn ra khỏi nước.
Thông qua các máng nước, thu nước sạch để chuyển tới bể khử trùng.
Bể khử trùng
Bể khử trùng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virus, mầm bệnh còn sót lại thông qua việc sử dụng hóa chất diệt khuẩn Clo.
Lúc này, nguồn nước đã đạt đủ tiêu chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Từ đó, thải ra nguồn tiếp nhận mà vẫn đảm bảo an toàn cho môi trường và con người.
Trên đây là đề xuất công nghệ và quy trình xử lý nước thải giấy. Quý khách có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình, hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn bởi các kỹ sư môi trường giàu chuyên môn, kinh nghiệm.