Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
1. Phương pháp màng lọc
Màng lọc chính là nơi giúp phân tách các chất hòa tan và các chất không hòa tan để dễ dàng xử lý ở những bước sau. Phương pháp này dựa trên sự chênh lệch áp suất qua màng lọc, các chất ô nhiễm có kích thước lớn hơn kích thước lỗ trên các màng lọc sẽ loại bỏ. Phương pháp này thường được sử dụng cho việc xử lý nước thải, lọc nước hoặc dùng để tái chế nguồn nước.
Để có thể làm tốt được chức năng lọc của màng người ta sẽ thường sử dụng màng vi lọc, như vậy sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Màng vi lọc có khả năng loại bỏ được cả vi khuẩn, nấm men. Đặc biệt đối với những loại nước thải có chứa dầu, màng vi lọc còn có khả năng khử trùng lạnh và tác nhũ tương.
Ngoài ra, ở những khu vực nông thôn nguồn nước không bị ô nhiễm quá nhiều màng lọc còn có khả năng thẩm thấu ngược. Giúp lọc nước, khử mặn mang đến nguồn nước sạch, tinh khiết cho người dân. Hoặc có thể dùng để khử nước nồi hơi ở trong các nhà máy điện.
2. Phương pháp tuyển nổi
Giải thích đơn giản “Tuyển nổi” có nghĩa là quá trình tách các chất rắn tan hoặc không tan. Nếu sử dụng phương pháp này thì hiệu quả chủ yếu sẽ dựa vào việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt (nghĩa là sử dụng phương pháp tách hoặc làm đặc bọt). Phương pháp này là sự kết hợp giữa việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, kết hợp cùng với việc cô đặc bùn sinh học.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này được căn cứ vào việc phân tách các phần tử có khả năng tự lắng kém.
- Đầu tiên nước và không khí sẽ được hòa trộn với nhau ở trong bồn khí tan. Hoạt động này dựa vào máy nén khí.
- Tiếp đó nước thải sẽ được chảy vào bồn nhờ năng tuyển nổi. Ngay lúc đó, áp suất bên trong sẽ giảm đột ngột.
- Tiếp theo, dòng khí sẽ được tách ra và bám vào các hạt cặn có trong nước. Đến đây quá trình tuyển nổi đã được hình thành.
Để phương pháp này hoạt động chính xác thì các chất rắn này phải có khả năng kết dính tốt vào các bọt khí và nổi lên trên bề mặt. Sau đó các bọt khí này sẽ được tác ra khỏi nước.
Phương pháp này thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải của ngành kim loại nặng hoặc thu hồi các loại khoáng sản quý hiếm.
3. Phương pháp keo tụ
Nước thải sau quá trình xử lý cơ học sẽ vẫn còn tồn tại các loại hạt có kích thước cực nhỏ dưới dạng keo và hoàn toàn không thể lắng dưới đáy bể. Vì thế nếu muốn loại bỏ được hoàn toàn những chất này thì cần sử dụng đến phương pháp keo tụ.
Trước khi sử dụng phương pháp này cần phải làm tăng kích thước của chúng, như vậy sẽ dễ dàng xử lý hơn. Chúng ta sẽ dùng cách lắng hạt để chúng dính vào nhau từ đó kích thước sẽ tăng lên. Và cách tốt nhất để chúng có thể nhanh chóng liên kết với nhau chúng là trung hòa điện tích.
Sau khi trung hòa điện tích các hạt này sẽ mang điện tích âm hoặc dương. Thường các hạt có nguồn gốc silic hoặc hợp chất hữu cơ sẽ mang điện tích âm. Còn những hạt Hydroxit sắt hoặc Hydroxit nhôm sẽ mang điện tích dương.
Khi sử dụng phương pháp này sẽ thường có 2 loại bông keo: bông keo kỵ nước và bông keo ưa nước.
- Loại ưa nước thường có nhiều vi khuẩn, virut.
- Loại keo kị nước chính là loại sẽ được ứng dụng vào trong công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý.
Quá trình hình thành các bông cặn đó chính là phương pháp keo tụ. Trong quá trình này, sẽ có sự tham gia của muối nhôm hoặc muối sắt. Tuy nhiên, 2 loại này sẽ không được ưu tiên sử dụng bằng phèn PAC. Vì phèn PAC có giá thành rẻ, không chịu tác động bởi nồng độ pH. Và đặc biệt nó có khả năng khử màu và hiệu quả rất cao.
Phương pháp keo tụ thường được sử dụng trong một số ngành xử lý nước thải như:
4. Phương pháp đông tụ
4. Phương pháp đông tụ
Phương pháp đông tụ là việc xử lý các hạt phân tán và chất nhũ tương có bên trong nước thải. Từ đó, giúp cho quá trình lắng đọng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi sử dụng phương pháp này nồng độ của các chất có màu, mùi và cặn sẽ được giảm xuống. Cùng với đó nồng độ pH cũng sẽ chỉ dao động trong khoảng 4 – 8,5.
Nếu bạn thêm các chất đông tụ vào quá trình, chúng sẽ có khả năng phân ly ion OH- và tạo ra kết tủa Hydroxit và kết dính lại thành các hạt keo. Những hạt này sẽ kết dính lại với nhau và có kích thước lớn hơn, cái đó nó được gọi là bông cặn. Tiếp theo, nhờ vào trọng lực những bông cặn đó sẽ lắng xuống dưới và tách ra khỏi nước hoàn toàn.
Các chất thường được sử dụng trong phương pháp đông tụ:
- Phức nhôm – Clo (PAC).
- Sắt (III) Clorua.
- Polyme hữu cơ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý có vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý. Vì phương pháp này có khả năng loại bỏ hoàn toàn những tạp chất, những cặn bã khó còn tồn đọng lại. Nếu doanh nghiệp của còn đang đắn đo về phương pháp này, cần thêm sự tư vấn có thể liên hệ trực tiếp với Toàn Á qua Hotline: 0913 543 469 của công ty.