Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá tra phổ biến
Liên hệ

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá tra phổ biến

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá tra phổ biến

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá tra phổ biến đang được sử dụng đó là dùng chế phẩm sinh học, cơ học, vật lý và hóa học. Việc này là điều cần thiết trong phát triển bền vững ngành và góp phần bảo vệ môi trường sống cùng sức khỏe con người. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, đặc biệt là vùng ĐBS Cửu Long.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải ao nuôi cá tra

    Những thức ăn dư, nguồn chất thải từ phân cá, các chất bài tiết ứ đọng,... sẽ tích tụ lại, tồn đọng phía dưới hồ nuôi trồng thuỷ sản.

    nuoc-thai-ao-nuoi-ca-tra

    • Hệ vi sinh vật cùng những quy luật tự hủy của tự nhiên sẽ dẫn đến hình thành các nguồn khí độc như NH3, H2S, NO2,… Kết quả là cá tra giảm sức đề kháng, giảm hệ miễn dịch, dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm.
    • Các loại khí độc như NH3 và NO2 có thể làm cho những tảo tự nhiên phát triển đột biến, dẫn đến việc sụp tảo, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá tra, thậm chí là tình trạng cá chết hàng loạt.
    • Môi trường ao nuôi cá tra bị ô nhiễm sẽ gây thiếu oxy, sinh ra nhiều loại ký sinh trùng, làm giảm tốc độ phát triển của cá và có thể làm cá bị chết.

    Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá tra hiệu quả

    Sử dụng chế phẩm sinh học

    Trong thủy vực, vi sinh vật hay vi khuẩn đều đóng một vai trò quan trọng trong chu trình chuyển vật chất như hoạt động phân hủy chất hữu cơ, chuyển đổi hợp chất từ dạng này sang dạng khác,...

    Hệ vi sinh tồn tại tự nhiên, chúng không thể phân hủy quá nhanh một số lượng lớn các chất dinh dưỡng thừa từ ao nuôi. Do đó, việc đưa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men,... vào ao nuôi cá tra để hỗ trợ cho quá trình phân hủy cũng được xem là một cách phổ biến và an toàn.

    Trong thực tế, rất nhiều chế phẩm sinh học đã và đang được sử dụng để xử lý nước thải ao nuôi cá tra ở Việt Nam.

    Phương pháp xử lý cơ học (vật lý)

    Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những tạp chất không tan, cả vô cơ lẫn hữu cơ có trong nước thải ao nuôi cá tra. Tuy nhiên, phương pháp cơ học chỉ được ứng dụng cho giai đoạn đầu của quá trình xử lý nước thải ao nuôi thủy sản và nguyên liệu chủ yếu là vật chắn, hệ thống lắng và bộ lọc cơ học.

    • Sử dụng vật chắn: Loại này được dùng để loại bỏ những vật liệu hữu cơ thô - rắn trước khi đưa vào những công đoạn xử lý tiếp sau.
    • Sử dụng hệ thống lắng: Sử dụng để tách những chất rắn lửng lơ, quá trình này sẽ loại bỏ được từ 90 - 99% lượng cặn bẩn có trong nước dựa trên nguyên tắc sự khác biệt về trọng lượng của hạt.
    • Sử dụng hệ thống lọc: Qua hệ thống lắng, những chất cặn lửng lơ còn lại sẽ được đưa tiếp về hệ thống lọc, những chất này sẽ được giữ lại tạo thành bùn và loại bỏ định kỳ.

    xu-ly-nuoc-thai-ao-nuoi-ca

    Phương pháp xử lý hóa lý

    Xử lý nước thải ao nuôi cá tra bằng cách đưa vào chất phản ứng nào đó, chất này sẽ phản ứng với những tạp chất bẩn và loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn bẩn lắng hoặc hòa tan không độc hại. Giải pháp này sẽ dựa trên các nguyên lý của quá trình hấp thụ, tách ly, cô đặc,... để loại bỏ chất hữu cơ lẫn vô cơ.

    Phương pháp xử lý hóa học

    Những hoá chất này sẽ khử đi những vật chất ô nhiễm hoặc trung hòa để tạo chất kết tủa và tham gia cơ chế phân hủy. Đây là quá trình oxy hóa, chuyển hóa chất ô nhiễm thành chất ít ô nhiễm và tách ra khỏi nước thải. Cụ thể:

    Phương pháp Purolite tốc độ cao: Giúp xử lý các chất ô nhiễm lửng lơ hoặc hòa tan sau khi xử lý sơ bộ bằng hóa chất, lắng xuống đáy và đẩy ra ngoài.

    Phương pháp đào mương thu bùn: Nước từ ao nuôi được bơm mương, tiếp xúc với các loại hóa chất được bố trí. Sau đó, cặn lắng xuống đáy và đi vào hố thu bùn, còn phần nước đã xử lý sẽ theo mương dẫn trở về ao đang xử lý.

    Phương pháp ozon: Dùng ozon làm sạch nước, oxy hóa nitrit cùng những hợp chất hữu cơ khó phân hủy và loại bỏ chất rắn.

    Một số lưu ý khi xử lý ao nuôi thủy sản

    Trước khi tiến hành xử lý nước thải ao nuôi cá tra cũng như lựa chọn phương pháp áp dụng, chúng ta cần có những đo lường chính xác về các thông số ô nhiễm. Xác định đúng tác nhân để lựa chọn cách thức cho phù hợp, giúp tăng hiệu quả xử lý và tối ưu chi phí.

    Ngoài ra, cần tính toán lượng vi sinh cân đối với lượng nước xử lý, đáp ứng một số điều kiện về bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng.

    Hy vọng với tất cả nội dung trên, các bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật xử lý nước thải ao nuôi cá tra, vui lòng liên hệ đến số hotline để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ tư vấn tốt nhất và tận tình nhất!

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành