Xử lý bùn thải là gì?
Bùn thải chính là thành phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nước thải. Nó có mùi hôi khó chịu và chứa nhiều các tạp chất độc hại và ô nhiễm. Bên trong bùn thải chủ yếu chứa nhiều các loại kim loại nặng được lắng đọng lại sau xử lý nước thải.
Để có thể xử lý bùn thải được triệt để thì cần sử dụng các biện pháp công nghệ hiện đại để cô lập và loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại.
Bùn thải bao gồm những đặc điểm sau:
- Chứa năng lượng lớn: chủ yếu là năng lượng than non, chính xác là khoảng 7780 Btu/ pound.
- Bùn thải có chứa nhiều tạp chất độc hại. Vì thế chúng chính là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người.
Các phương pháp xử lý bùn thải
Phương pháp bể nén bùn
Bể nén bùn hay còn gọi là bể cô đặc bùn, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình xử lý bùn thải. Việc nén bùn này giúp làm tăng nồng độ chất rắn của bùn, đồng thời làm giảm lượng nước của bùn.
Xử lý bùn thải theo phương pháp này sẽ giúp các quá trình tiếp sau được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Phương pháp sân phơi bùn
Sử dụng sân phân bùn chính là phương pháp lâu đời nhất trong các cách xử lý bùn. Sân phơi bùn thường sẽ được thiết kế và xây dựng thành nhiều ngăn khác nhau. Với mục đích không làm gián đoạn xử lý bùn, chúng sẽ luân phiên nhau hoạt động. Chúng có thể xử lý được cả bùn sinh học lẫn bùn hóa lý.
Cấu tạo của sân phơi bùn bao gồm các bộ phận:
- Một chiếc bể có hình chữ nhật với chiều cao từ 0,6 – 1m có nhiều ngăn song song nhau.
- Hệ thống lọc nước này có nhiệm vụ tránh cho các lớp vật liệu lọc nước bùn không đi vào trong ống.
- Hệ thống sỏi và cát lọc sẽ có 2 tầng với độ dày mỗi lớp khoảng 20cm, cùng đó là một lớp cát thạch anh dày 20cm.
Ưu điểm của sân phơi bùn
- Cấu tạo đơn giản.
- Chi phí thấp.
- Vật tư có thể dễ dàng tìm kiếm và thay thế.
Nhược điểm của sân phơi bùn
- Tốn khá nhiều diện tích.
- Hiệu quả chưa cao.
- Cần sử dụng thêm nhân công trong thu gom, nạo vét – công việc này có tính chất độc hại cao.
- Hiệu suất giảm thể tích, khối lượng của bùn thấp (chỉ khoảng 40%).
Phương pháp phân hủy kỵ khí và hiếu khí
Phương pháp này thường sử dụng cho loại bùn được thải ra từ hệ thống xử lý sử dụng công nghệ sinh học. Lượng bùn này có khả năng phân hủy nội bào vì thế mà hai dùng bể hiếu khí và phương pháp kị khí xử lý nước thải.
Bể phân hủy bùn kỵ khí
Loại bể này sẽ tồn tại một lớp vi sinh vật lơ lửng trong toàn bộ không gian của bể. Lượng bùn thải sẽ được phân hủy từ đó sẽ giảm thể tích. Cùng với đó, lượng nước trong và sau khi bùn phân hủy sinh ra được vòng ngược lại bể điều hòa.
Bể phân hủy bùn hiếu khí
Bên trong bể hiếu khí sẽ được thiết kế một hệ thống sục khí cấp khí giống với bể sinh học hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy bùn thải.
Phương pháp máy ép bùn khung bản
Với phương pháp này lượng bùn được sinh ra trong hệ thống sẽ được bơm và đẩy vào các khung bản của máy ép bùn. Bên trong khung bản sẽ có một lớp lưới lọc có kích thước lỗ nhỏ hơn bùn cặn. Từ đó, bùn thải sẽ được giữ lại, còn nước thải sẽ qua và đẩy ra ngoài.
Không phải bùn thải của ngành nào cũng có thể sử dụng được phương pháp này. Vậy nên tùy vào từng ngành và lưu lượng nước thải cần xử lý mới nên lựa chọn phương pháp máy ép bùn khung bản.
Bùn thải có trong xử lý nước thải cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vậy nên cần có những phương pháp xử lý phù hợp để vừa phát triển kinh doanh vừa bảo vệ được môi trường xung quanh. Nếu quý khách có nhu cầu xử lý bùn thải, nước thải, có thể liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.