Bùn hoạt tính là gì và vai trò trong xử lý nước thải
Liên hệ

Bùn hoạt tính là gì và vai trò trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính là gì và vai trò trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính là gì và vai trò trong xử lý nước thải sẽ là những thông tin cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc về loại bùn này. Hãy cùng các chuyên gia của Toàn Á tham khảo thêm thông tin dưới.

Nội dung bài viết

    Bùn hoạt tính xử lý nước thải là gì?

    Bùn hoạt tính xử lý nước thải (bùn vi sinh) là loại bùn được sinh ra từ quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Bên trong bùn hoạt tính có chứa rất nhiều các loại vi sinh vật như: Nấm, động vật nguyên sinh,…

    Bùn hoạt tính là gì?

    Các loại vi sinh vật này thường sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng và phát triển, chúng có tác dụng rất tốt đối với hệ thống bằng công nghệ AAO.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật trong bùn

    Chúng ta đều biết rằng vi sinh vật phát triển càng nhiều thì bùn hoạt tính xử lý nước thải sẽ càng có tác dụng tốt. Vậy các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến vi sinh vật trong bùn? Hãy cùng tìm hiểu qua một số những yếu tố sau:

    Thức ăn

    Đây chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất. Cũng giống như con người, vi sinh vật cũng cần phải có một môi trường thức ăn phong phú, đa dạng mới có thể khiến chúng sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh mẽ.

    Thức ăn của vi sinh vật trong bùn

    Nước thải trong các nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp chính là một trong những môi trường tốt nhất cho sự phát triển của vi sinh vật. Trong nước thải này có rất nhiều các tạp chất hữu cơ giúp vi sinh vật có thể phát triển. Vì thế, ở các khu nhà máy hoặc bệnh viện sẽ thường lựa chọn phương pháp sinh học.

    Sự khuấy trộn

    Việc khuấy trộn giữa nước ở trong các bể xử lý như: bể hiếu khí, bể thiếu khí, bể kỵ khí sẽ giúp làm tăng cường sự phân chia bùn hoạt tính, từ đó sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm của vi sinh vật.

    Khuấy trộn bùn hoạt tính

    Quá trình khuấy trộn này sẽ phụ thuộc vào lượng khí có trên bề mặt hoặc công suất khuấy trên thể tích bể khuấy trộn.

    Nhiệt độ

    Việc điều chỉnh nhiệt độ cũng là điều cần thiết và nó ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của vi sinh vật trong bùn.

    Nhiệt độ ảnh hưởng đến bùn hoạt tính

    Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của vi sinh vật. Từ đó sẽ khiến tốc độ xử lý nước thải bị ảnh hưởng nhiều.

    Nồng độ pH

    Nồng độ pH có nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên mức độ phù hợp nhất để vi sinh vật phát triển là 6.0 – 9.0. Với mức độ này sẽ khiến nồng độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vi sinh vật.

    Độ pH của bùn hoạt tính

    Vì thế, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra nồng độ pH trong khu vực xử lý nước thải và đảm bảo nồng độ luôn ở ngưỡng 6.0 – 9.0.

    Các chất dinh dưỡng và độc tố khác

    Các chất dinh dưỡng ở đây chính là Nitơ và Photpho. Hai loại chất này có tác dụng rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Hai loại chất này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và từ đó giúp quá trình phát triển được diễn ra nhanh hơn. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra tỷ lệ BOD5 với Nitơ và Photpho để đánh giá được chất lượng của nước thải.

    Vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

    Bùn hoạt tính thường có màu nâu theo dạng bông, đặc biệt chúng rất dễ bị lắng xuống đáy bể. Bên trong chúng có chứa rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau có tác dụng rất hiệu quả.

    Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

    Tác dụng của vi sinh vật đối với hệ thống xử lý nước thải: chúng sẽ hấp thụ các chất lơ lửng để làm thức ăn. Từ đó, chúng sẽ sinh sôi, nảy nở, phát triển nhiều hơn. Giúp hỗ trợ loại bỏ các tạp chất, chất hữu cơ trong nước cho sạch hơn.

    Bên trong bùn hoạt tính có chứa các nhóm vi khuẩn là:

    • Alcaligenes – Achromobacter
    • Arthrobacter Bacillus
    • Cytophaga – Flavobacterium
    • Pseudomonas – Vibrio aeromonas
    • Achromobacter
    • Pseudomonas
    • Enterobacteriaceae

    Ngoài ra còn có hỗn hợp vi khuẩn khác như: E Coli, Micrococcus.

    Mỗi một nhóm vi khuẩn này sẽ có tính chất, thành phần và tác dụng khác nhau. Tùy thuộc vào các chất hữu cơ có bên trong, kết hợp cùng với môi trường hợp lý chúng sẽ phát triển một cách tối ưu nhất và giúp hỗ trợ tối đa cho quá trình xử lý nước thải.

    Vai trò bùn hoạt tính trong nước thải

    Ngoài ra, độc tố cũng là một phần yếu tố cho sự phát triển của vi sinh vật. Bạn cần kiểm tra thường xuyên để các loại độc tố này không vượt mức quá cao. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật bên trong bùn hoạt tính.

    Trên đây là chia sẻ của Toàn Á về bùn hoạt tính trong xử lý nước thải. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, gọi ngay cho hotline: 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành