Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hay xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh là cách xử lý dựa vào hoạt động của vi sinh vật.
Mục đích chính của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là giúp khử các chất hữu cơ có nồng độ cao trong nước, đồng thời, giúp nồng độ ô nhiễm về mức cho phép, không gây nguy hại đến môi trường.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học được ứng dụng trong các công việc như:
- Xử lý nước thải trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Xử lý nước thải trong công nghiệp.
- Xử lý nước thải sinh hoạt ở khu dân cư, bệnh viện…
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Để xử lý nước thải, chúng ta có rất nhiều kỹ thuật có thể áp dụng. Nhưng nhìn chung, hầu hết các kỹ thuật đều hoạt động theo quy trình cơ bản sau:
- Trước tiên là loại bỏ các loại hạt dễ lắng ở trong bể lắng cát.
- Tiếp theo là quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan, sử dụng biofilter và bùn than hoạt tính.
- Cuối cùng là quá trình ủ phần bùn. Đây là phần đã được loại bỏ từ hồ thứ nhất và hồ thứ hai. Ủ bùn trong hầm biogas với điều kiện yếm khí. Kết quả sẽ cho khí metan và bùn thứ cấp. Phần nước đã được xử lý xong sẽ được đổ vào sông hoặc các hồ chứa.
Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Có khá nhiều công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Chúng ta có thể kể đến một số như sau:
- Công nghệ Trickling Filter.
- Công nghệ tăng trưởng dính bám.
- Bể xử lý kỵ khí.
- Xử lý nước thải Aerotank.
- Xử lý dạng mẻ (SBR).
- Công nghệ UASB.
Tuy nhiên, tổng quan về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, chúng ta có thể chia làm 2 loại là:
- Phương pháp hiếu khí.
- Phương pháp kỵ khí.
Phương pháp hiếu khí
Đây là quá trình dùng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ. Điều kiện của quá trình này là phải có oxy. Quá trình gồm 3 giai đoạn chính là:
- Oxy hóa chất hữu cơ.
- Tổng hợp tạo tế bào mới.
- Phân hủy nội bào.
Quá trình trên có thể được diễn ra trong môi trường tự nhiên hay nhân tạo. Với phương pháp nhân tạo, có thể chia thành 2 loại:
- Xử lý hiếu khí với vi sinh vật ở dạng lơ lửng.
- Xử lý hiếu khí với vi sinh vật ở dạng dính bám.
Phương pháp kỵ khí
Đây là quá trình sử dụng các vi sinh vật kỵ khí để giúp phân hủy chất hữu cơ, vô cơ trong môi trường không oxy. Phương pháp này có thể được thực hiện làm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thủy phân Polymer gồm: thủy phân protein, chất béo, polysacearide.
- Giai đoạn 2: Lên men đường và amino acid.
- Giai đoạn 3: Phân hủy kỵ khí rượu, các axit béo mạch dài.
- Giai đoạn 4: Phân hủy kỵ khí một số acid béo dễ bay hơi.
- Giai đoạn 5: Hình thành metan từ acid acetic.
- Giai đoạn 6: Hình thành metan từ hydrogen và CO2.
Phương pháp kỵ khí cũng được chia làm 2 loại:
- Xử lý kỵ khí với vi sinh vật dạng lơ lửng.
- Xử lý kỵ khí với vi sinh vật dạng bám dính.
Ưu điểm xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Một số ưu điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí là:
- Chi phí đầu tư xây dựng ít do không cần dùng đến quá nhiều máy móc.
- Do không dùng hóa chất để xử lý nên giảm được chi phí vận hành đáng kể.
- Hiệu suất xử lý cao. Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thấp.
- Đây là phương pháp xử lý nước thải thân thiện và không gây hại cho môi trường.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hiện nay, nhiều nơi đã áp dụng các công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiệu quả.
Toàn Á chính là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp và công nghệ xử lý nước sinh hoạt, nước thải hàng đầu. Nếu bạn có thắc mắc hay cần sự trợ giúp nào về các vấn đề xử lý nước thải, hãy gọi ngay số hotline: 0913.543.469 để được các chuyên gia tư vấn chính xác nhé.