Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay
Thành phần nước thải bao gồm rất nhiều các tạp chất, vi sinh vật ô nhiễm. Bởi vậy, việc áp dụng sơ đồ xử lý nước sinh hoạt theo QCVN như sau:
Bể phốt
Nước thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom được sẽ chảy vào hố thu của hệe thống xử lý. Tại khu vực này, để có thể bảo vệ được các thiết bị, hệ thống đường ống,… sẽ được lắp một song chắn rác thô, dùng để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng nước thải.
Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên khu vực bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại khu vực bể điều hòa, hệ thống sục khí sẽ hòa trộn nước thải trên diện tích toàn khu vực bể. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và sinh mùi.
Nhiệm vụ của bể điều hòa giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, đảm bảo cho các quá trình xử lý nước thải sinh hoạt phía sau được hoạt động một cách ổn định hơn.
Bể thiếu khí
Theo sơ đồ xử lý nước thải thì nước sau khi được xử lý ở bể điều hòa sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học. Ở bể này nước sẽ dính bám với giá thể lơ lửng. Trong bể MBBR (tên đầy đủ là Moving Bed Biofilm Reactor) được thiết kế để đem lại hiệu quả cao nhất.
Bể có diện tích nhỏ, khả năng xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm, dễ dàng nâng cao công suất mà không cần phải tốn thêm việc xây dựng hệ thống. Khi muốn tăng công suất lên khoảng 10 - 30% thì chỉ cần nâng giá thể vào bể là được.
Sử dụng giá thể vi sinh
Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động được dựa vào giá thể vi sinh lưu động, đây là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này có hình dạng tròn hoặc parabol với diện tích khá lớn khoảng 3000m2/m3. Chính nhờ vào điều đó mà quá trình trao đổi chất nitrat hóa diễn ra nhanh hơn, mật độ vi sinh lớn sẽ tập trung trong giá thể lưu động.
Vi sinh vật này có thể di chuyển tự do lưu động ở trong bể. Lượng khí thải cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước.
Bể Aerotank
Bước tiếp theo, sau khi nước thải đã được xử lý xong sẽ được tiến hành xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học ở bể Aerotank. Trong bể này các vi khuẩn sẽ phân hủy các chất hữu cơ (những chất này chủ yếu là các chất hữu cơ hòa tan được).
Khí Oxy sẽ được bơm cung cấp vào trong bể với mục đích tạo điều kiện cho quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra, để làm tăng sinh khối của bùn hoạt tính, hoạt động này giúp cho quá trình lắng bùn được hiệu quả hơn.
Sau quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ như (COB, BOD) có trong nước thải sẽ được loại bỏ ra ngoài. Tiếp đó nước thải sẽ được chuyển ra khỏi bể thổi khí thải và được dẫn qua bể lắng thứ cấp để thực hiện quá trình tách nước và bùn.
Thiết bị lắng xử lý nước thải sinh hoạt
Khi nước đi qua bể sinh học dính bám nước thải sẽ được tiếp tục dẫn qua bể lắng II. Tại bể lắng II sẽ có nhiệm vụ lắng các bông cặn vừa được hình thành ở bể sinh học.
Tiếp đó, nước sạch sẽ được khử trùng ngay trên đường ống để loại bỏ các vi khuẩn độc hại có trong nước thải. Cuối cùng, nước sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận, bùn ở bể chứa sẽ được giữ lại và xử lý theo đúng quy định.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả hiện nay
Từ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nêu trên thì phương pháp sinh học hiếu khí được sử dụng nhiều nhất. Tại đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp này cũng như nguyên lý hoạt động của nó.
Phương pháp sinh học hiếu khí
Khi xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp này chủ yếu sẽ dựa vào hoạt động sống của các vi khuẩn tốt còn sót lại trong nước thải. Các vi sinh vật này sẽ được dùng cho việc phân giải các hợp chất hữu cơ. Mục đích giúp khử BOD và COD.
Quy trình phương pháp sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt này sẽ được mô tả bằng các phản ứng như sau:
(CHO) nNS + O2 -> CO2 + H2O + NH4 + H2 S + Tế bào VSV + △H
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp này sẽ có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào, giai đoạn này sẽ giúp oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ.
CxHyOzN + ( x +++) O2 -> xCO2 + []H2O + NH3.
Giai đoạn 2
Đây là quá trình đồng hóa, quá trình này giúp tổng hợp xây dựng tế bào.
CxHyOzN + NH3 + O2 -> xCO2 + C5H7NO2.
Giai đoạn 3
Quá trình dị hóa, ở bước này quá trình sẽ hô hấp nội bào.
C5H7NO2 + 5O2 -> xCO2 + H2O.
NH3 + O2 -> O2 + HNO2 -> HNO3.
Lý do tại sao phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt này lại được sử dụng nhiều tại các công trình xử lý nước là vì nó có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Ngoài ra, tùy vào thành phần nước thải là các loại vi sinh vật khác nhau mà quá trình xử lý nước thải sinh hoạt này sẽ được chia theo các loại tương ứng: Dạng lơ lửng và dạng bám dính.
Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp chất lượng cao, chi phí tối ưu, Toàn Á JSC chúng tôi có thể xử lý được hiệu quả nước thải sinh hoạt và đưa đến cho bạn nguồn nước thân thiện với môi trường. Nếu bạn muốn được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0913.543.469.