Các phương pháp xử lý nước thải lò mổ phổ biến nhất hiện nay
Liên hệ

Các phương pháp xử lý nước thải lò mổ phổ biến nhất hiện nay

Các phương pháp xử lý nước thải lò mổ phổ biến nhất hiện nay

Lượng nước thải từ những lò mổ gia cầm - gia súc luôn hàm chứa lượng lớn chất hữu cơ như chất rắn, BOD, COD, cacbon, nito, photpho,... Những hợp chất này sẽ làm tăng độ ô nhiễm của nước, dễ phân hủy gây nhiều mùi hôi, khó chịu, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Nội dung bài viết

    3 Phương pháp xử lý nước thải lò mổ phổ biến nhất hiện nay

    Có 3 cách xử lý nước thải lò mổ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

    1. Song chắn vật lý

    Trong nước thải lò mổ thường hàm chứa rất nhiều những hợp chất không hòa tan ở dạng lửng lơ. Để tách những chất này ra khỏi nước thải, người ta thường dùng các phương pháp cơ học, ví dụ như: lọc qua song chắn chất rắn, lưới chắn rác. Hệ thống lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc kết hợp li tâm và lọc, đôi khi còn tuyển nổi,...

    Tùy vào kích thước, tính chất hóa học, thành phần, nồng độ chất rắn lửng lơ, lưu lượng nước xả thải, mức độ sạch của nước thải giết mổ gia súc, gia cầm mà người ta tiến hành suy xét lựa chọn sao cho phù hợp.

    2. Xử lý sinh học

    Phương pháp xử lý nước thải lò mổ bằng sinh học thường được ứng dụng nhiều để xử lý chất hữu cơ dễ hòa tan, hoặc một số chất vô cơ như H2S, Sulfite, Ammonia, Nitơ…

    Dựa trên cơ sở hoạt động sống của những vi sinh vật, tận dụng các chất hữu cơ hay vô cơ làm chất dinh dưỡng, nguồn cấp năng lượng để phát triển, nhằm phân hủy những hợp chất đó, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

    xu-ly-nuoc-thai-lo-mo

    Vi sinh vật sẽ sử dụng những khoáng chất làm thức ăn, nói một cách tổng quan, xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng biện pháp sinh học sẽ được phân ra cụ thể thành 2 loại:

    • Kị khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxy hóa.
    • Hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí trong môi trường cung cấp khí oxy liên tục.

    Trong quá trình các vi sinh vật phân hủy những hợp chất hữu cơ được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa, được ứng dụng nhiều trong công nghệ xử lý nước thải lò mổ. Để thực hiện được quá trình này, những chất này có khả năng phân hủy sinh học cần di chuyển hết vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính:

    • Chuyển hóa tất cả những chất gây ô nhiễm từ pha lỏng sang bề mặt tế bào vi sinh vật.
    • Khuếch tán các chất từ bề mặt tế bào qua màng bám thấm nhờ sự chênh lệch nồng độ trong và ngoài tế bào.
    • Cuối cùng là chuyển hóa chất từ tế bào vi sinh vật, sản sinh ra năng lượng và tổng hợp thành tế bào mới.

    3. Hóa học và hóa lý

    • Trung hòa nước thải giết mổ: Nước thải sẽ được trung hòa, đưa về độ pH khoảng 6,5 - 8,5. Thông thường sẽ được thực hiện bằng cách:
      • Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.
      • Bổ sung tác nhân hóa học.
      • Lọc nước qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
      • Hấp thu.
    • Keo tụ tạo bông: Dùng chất keo tụ như phèn,... và các chất trợ keo tụ để liên kết thành dạng bông cặn, có kích thước lớn để lắng đọng. Dùng làm trong nước và khử màu.
    • Điện hóa: Oxy hóa điện hóa để phá hủy những tạp chất độc hại trong nước.
    • Oxy hóa Fenton.
    • Khử trùng bằng hóa chất.

    Tóm lại, tùy thuộc vào từng nhu cầu hay yếu tố như thành phần, hàm lượng, nồng độ các chất trong nước thải giết mổ gia súc. Lưu lượng nước thải, diện tích, kinh phí đầu tư và vận hành, yêu cầu nguồn tiếp nhận nước thải,... mà chúng ta có thể xem xét - phân tích và đưa ra lựa chọn phương pháp xử lý nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm tốt nhất.

    Với gần 20 năm trong lĩnh vực cung cấp vật tư, linh kiện, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các hệ thống xử lý nước công nghiệp và dân dụng. Toàn Á hoàn toàn phù hợp với tiêu chí mà khách hàng đặt ra, giúp hoạt động xử lý và kiểm soát nước thải giết mổ gia súc gia cầm cũng như hoạt động của doanh nghiệp diễn ra ổn định và hiệu quả.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành