Hóa chất clo xử lý nước thải là gì?
Clo là một loại chất/phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Có 4 dạng clo: Clo lỏng, viên, khí và clo bột.
Thời lượng để clo xử lý nước thải là 30 - 60 phút, tùy thuộc vào chất lượng và lưu lượng của nước thải. Dung dịch clo dùng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng nước rất hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của hóa chất clo
Ưu điểm
- Hóa chất Clo xử lý nước thải hiệu quả hơn các chất khác.
- Khi clo xử lý nước thải xong, lượng dư đó có thể dùng để kéo dài quá trình khử trùng nước, ngăn ngừa các vi khuẩn quay trở lại.
- Oxy hóa một số hợp chất hữu cơ và vô cơ.
- Có thể kiểm soát liều lượng khi sử dụng clo.
- Clo loại bỏ các mùi độc hại trong quá trình xử lý nước thải.
Nhược điểm
Tuy lượng clo dư trong nước giúp kéo dài quá trình khử trùng nhưng sẽ gây hại đối với đời sống thủy sinh, dù cho clo có nồng độ thấp. Vì vậy cần xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường nước.
- Clo xử lý nước thải là chất có tính ăn mòn. Khi lưu trữ, di chuyển clo nên cẩn thận hơn.
- Khi clo oxy hóa một số chất hữu cơ có trong nước thải có thể tạo ra hợp chất trihalomethanes THMs có hại.
- Khi sử dụng clo, mức độ tổng chất rắn hòa tan TDS sẽ tăng lên.
- Một số loại ký sinh trùng, virus như Giardia u nang, tế bào trứng Cryptosporidium có thể kháng clo ở liều lượng thấp.
Các dạng hóa chất của clo
Clo dạng viên
Viên clo có dạng trắng đục, mùi hơi sốc đặc trưng khi được bơm vào nước, do kết hợp cùng HClO. Hóa chất dạng viên này được đóng theo quy cách dạng viên tròn với 3 định mức: 2g, 20g, 200g.
Tồn tại 2 dạng chính:
- Dạng nén Trung Quốc: Lâu tan, tiết kiệm chi phí, hoạt tính khá mạnh.
- Dạng nén Nhật: Tan nhanh, xử lý nhanh, an toàn khi sử dụng.
Nước thải được di chuyển qua đường ống và tiếp xúc với viên clo qua khe hở nằm dưới cùng của cột chứa. Mỗi một viên khi tan hết sẽ có viên khác rơi xuống và thay thế nó. Số lượng viên clo sẽ phụ thuộc vào lượng nước thải và thời gian tiếp xúc. Thường thì khoảng thời gian để clo tiếp xúc với nước thải là 15 phút.
Clo dạng lỏng
Bơm clo lỏng với một thùng trộn dung dịch và bơm định lượng, gắn liền với ống kết nối nước thải. Nồng độ của clo lỏng là khoảng 6 - 8%.
Clo khí
Clo dạng khí dùng để xử lý nước thải có dung tích lớn. Chất này có tính ăn mòn cao và vô cùng độc hại nên khi sử dụng cần phải chú ý cẩn thận.
Clo dạng bột
Clo bột có dạng bột màu trắng hoặc ánh xám. Chất này có thể dùng để khử nước thải sinh hoạt. Để khử trùng, người ta dùng Clo 1% để hòa tan liên tục vào bể chứa nước sao cho hàm lượng clo dư trong nước là 0.1 - 0.2 ppm tại vòi nước.
Ngoài ra, clo bột còn có tác dụng giảm nồng độ BOD, khử mùi hôi, sản xuất rượu bia và khử trùng nhà máy chế biến thực phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới clo khi xử lý nước thải
- Nhu cầu oxy BOD của Clo.
- Clo được dùng để oxy hóa chất hữu cơ.
- Chất rắn lơ lửng TSS ảnh hưởng đến quá trình clo xử lý nước thải vì các tác nhân gây bệnh lấy TSS làm nơi ẩn nấp. Trong khi clo phải xâm nhập vào các tế bào mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Còn TSS thì bảo vệ các tế bào vi khuẩn đó.
- Clo làm oxy hóa Nitrit.
- Clo phản ứng với sắt (Fe), mangan (Mn), Hydrogen sulfide (H2S) có trong nước thải.
Các chất này làm ảnh hưởng đến clo xử lý nước thải, gây tình trạng kết tủa làm tắc nghẽn và màu sắc xấu, tạo cảm giác dơ bẩn trong khi xử lý.
Khử hóa chất clo sau khi đã sử dụng để xử lý nước thải
Clo dư sau khi xử lý nước thải sẽ tồn đọng trong nước thải nhiều giờ, gây hại đến đời sống thủy sinh. Trước khi thải nước ra môi trường, cần phải xử lý nồng độ clo trong nước thải.
Khử clo giảm độc tính của clo và clo kết hợp các chất dùng để khử clo như: Sulfur dioxide (SO2), Sodium metabisulfite (Na2S2O5), Bisulfit natri (NaHSO3), than hoạt tính.
Sử dụng liều lượng clo xử lý nước thải một cách hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường thủy sinh. Toàn Á tự hào là đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải chất lượng, an toàn. Hãy liên hệ để chúng tôi quahotline: 0913.543.469, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách sử dụng clo hiệu quả nhé.