Tại sao phải xử lý Clo dư?
Để khử trùng nguồn nước, ta thường sử dụng hợp chất Chlorine hoặc Chloramines. Trong quá trình khử trùng, Clo thường tồn tại ở dạng khí hoặc lỏng (điển hình là Sodium Hypochlorite) để tạo ra chất Clo ở trạng thái tự do, chiếm khoảng 0.5 đến 2.0 ppm.
Clo hoặc những hợp chất chứa Clo thường có tính oxy hóa mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp, y tế,... hàm lượng Clo dư dù ở nồng độ thấp cũng có thể ảnh hướng đến sức khỏe con người. Trong quá trình sản xuất dược phẩm, Clo có khả năng tạo ra những sản phẩm phụ không mong muốn.
Trong quá trình xử lý nước, Clo làm giảm tuổi thọ vật liệu nhựa trao đổi ion, phá hủy màng lọc thẩm thấu ngược.
Những phương pháp xử lý Clo dư trong nước thải
Dưới đây chính là 3 phương pháp xử lý Clo dư trong nước thải thường dùng:
1. Hấp phụ bằng than hoạt tính
Dùng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính để xử lý Clo dư trong nước thải, tức là quá trình Clo ở dạng khí hoặc lỏng bị hấp phụ bởi than hoạt tính thông qua bề mặt xốp và những mao quản của cấu trúc xốp
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các bộ lọc nước thường dùng than hoạt tính dạng hạt GAC để hấp phụ Clo và những hợp chất Clo còn lại trong nước.
Ưu điểm:
- Xử lý Clo dư một cách triệt để.
- Nguồn nguyên liệu đơn giản, phong phú, dễ tìm, dễ sử dụng.
- Thân thiện với môi trường, không tạo nguồn thải độc hại.
Nhược điểm:
- Định kỳ thay thế vật liệu.
2. Sử dụng hóa chất
Sử dụng những phản ứng hóa học của hóa chất như sulfite, bisulfites hoặc các metabisulfites để xử lý Clorua dư trong nước thải. Các phản ứng xảy ra như sau:
- Cl2 + SO2 +2H2O → 2HCl + H2SO4.
- Cl2 + Na2SO3 + H2O → 2HCl + Na2SO4.
- 4Cl2 + Na2SO3 + 5H2O → 2NaCl + 6HCl + 2H2SO4.
Axit Clohydric và Axit Sunfuric sau khi hình thành sẽ được trung hòa ngay bằng độ kiềm dư có trong nước. Tuy nhiên, phản ứng hóa học sẽ làm tăng các ion (Na, Clo,...), từ đó làm tăng tải trọng cho các thiết bị xử lý sau, điển hình là thiết bị khử ion.
Ưu điểm:
- Thực hiện dễ dàng.
- Xử lý Clo dư triệt để.
Nhược điểm:
- Làm tăng tải trọng ion kim loại, ion muối,... trong nước.
- Tăng chi phí khi bổ sung thiết bị khử ion.
- Tăng độ pH trong nước.
- Chi phí hóa chất khá cao.
3. Khử bằng tia cực tím
Một trong những phương pháp để khử Clo dư trong nước là sử dụng tia cực tím. Với cường độ cao và bức xạ quang phổ rộng, tia cực tím có khả năng phá vỡ liên kết của phân tử Clo, từ đó lượng Clo dư trong nước thải sẽ giảm dần.
Lượng cực tím cần để khử Clo phải cao hơn gấp 15 - 30 lần so với khử trùng, vậy nên, quá trình này vô tình trở thành bước khử trùng hiệu quả.
Ưu điểm:
- Vừa xử lý Clo dư trong nước thải triệt để, vừa khử trùng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Không mang lại hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, việc sử dụng Clo để xử lý nước thải đã khiến nguồn nước đầu ra chứa một lượng Clo dư nhất định. Song song với việc tìm ra phương án khác thay thế cho phương pháp khử trùng bằng Clo, thì việc xử lý clo dư trong nước thải là điều cấp thiết hơn hết. Trong những điều kiện khác nhau, ta sẽ lựa chọn những phương pháp xử lý Clo dư trong nước thải đạt hiệu quả nhất.
Trên đây là tất cả những phương pháp xử lý Clo dư trong nước thải mà Toàn Á gửi đến bạn đọc. Mọi thắc mắc về kỹ thuật vui lòng liên hệ hotline: 0913 543 469 để được hỗ trợ ngay!