Liên hệ

Các loại bể xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay

Các loại bể xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay

Các loại bể xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay có thể kể tới như bồn tách dầu mỡ, thu gom, điều hòa, UASB hay bể thiếu khí Anoxic, SBR. Chúng góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước ngày càng hiển hiện trước mắt.

Nội dung bài viết

    Bể xử lý nước thải là gì?

    Bể xử lý nước thải là quá trình nước thải từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư,... đi qua các bể chứa để từng bước xử lý giúp nước thải đạt chuẩn trước khi được phép thải ra nguồn tiếp nhận như sông, suối,... Nhờ vậy mà môi trường sẽ bớt ô nhiễm, sức khỏe con người cũng được ổn định hơn.

    Có nhiều loại nước thải như nước thải sinh hoạt, đô thị, nước thải công nghiệp hay bệnh viện,... Ở trong nước thải có chứa các chất ô nhiễm, chẳng hạn như kim loại nặng, chất vô cơ, chất hữu cơ, chất độc từ thuốc diệt cỏ, diệt sâu bọ,... Vì vậy, xử lý nước thải là điều vô cùng quan trọng.

    Bể xử lý nước thải

    Chính vì những chất ô nhiễm có trong nước thải nên cần phải có bể xử lý nước thải hỗ trợ vấn đề này.

    Chức năng của bể xử lý nước thải

    Bể xử lý nước thải là sự kết hợp của nhiều bể nhỏ khác. Mỗi loại sẽ nắm giữ một vai trò nhất định để đảm bảo nguồn nước đầu ra diệt khuẩn và an toàn cho môi trường thủy vực. Cụ thể như sau:

    • Thu gom nước thải từ các vị trí khác nhau về cùng 1 bể để dễ dàng xử lý tập chung.
    • Loại bỏ các tạp chất, chất rắn, chất vô cơ lơ lửng có trong nước.
    • Khử màu, khử mùi để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nước thải.
    • Loại bỏ các vi sinh vật, chất độc độc hại đang tồn tại trong nước. Từ đó, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
    • Điều hòa nồng độ PH trong nước ở mức ổn định.

    Các loại bể xử lý nước thải

    Có thể chia ra 2 loại là bể xử lý nước thải sinh hoạt và bể xử lý nước thải công nghiệp.

    Các loại bể xử lý nước thải

    Trong một hệ thống xử lý nước thải sẽ sử dụng nhiều loại bể tùy vào công nghệ và hệ thống xử lý của nó. Tuy nhiên, dù cho sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng sẽ sử dụng một vài trong số các loại bể sau:

    Bể tách dầu mỡ

    Bể được dùng trong chiết tách dầu mỡ có trong nước thải. Trong trường hợp nước được thải ra từ các khu vực dân cư, nước thải công nghiệp cũng có như nước thải sản xuất thực phẩm, hay khi vệ sinh máy móc, nhà xưởng... có nấu ăn sẽ dính dầu mỡ thực vật và động vật. Vì vậy, bể này có tác dụng tách các chất nổi trên bề mặt nước và chuyển nước đến bể tiếp theo.

    Bể thu gom

    Bể có chức năng thu gom toàn bộ nước thải từ các nguồn như nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, khu dân cư,... Tại bể này sẽ được trang bị thêm song chắn rác. Song chắn rác có tác dụng chặn các chất thải rắn có kích cỡ lớn lại. Điều này nhằm mục đích để các quá trình xử lý phía sau được diễn ra hiệu quả hơn, đồng thời giúp tăng tuổi thọ của các bể chứa.

    Bể điều hòa

    Bể có khả năng điều hòa để đảm bảo nồng độ và lưu lượng nước thải và độ pH ở mức ổn định. Ngoài ra, nhờ có máy sục khí khuấy liên tục để tách mùi hôi giúp nên nồng độ COD, BOD sẽ được giảm từ 20 - 30%.

    Bể UASB (bể kỵ khí)

    Bể này có chức năng xử lý triệt để các chất hữu cơ có nồng độ và lượng cao nhờ 3 quá trình bao gồm: Phân hủy - Lắng bùn - Tách khí. Bể có hệ thống xây dựng kín so với các bể xử lý nước thải còn lại, oxy không được bơm vào trong bể để các vi sinh vật được phát triển nhanh và mạnh.

    Bể thiếu khí Anoxic (bể lên men)

    Nhờ phương pháp sinh học hiếu khí được ứng dụng trong bể, các khí Nito và Photpho có nồng độ cao trong nước thải sẽ được xử lý nhờ quá trình lên men, cách mạch, khử nitrat thành thành nito.

    Bể SBR (bể lọc sinh học hiếu khí)

    Dựa vào ứng dụng công nghệ sinh học hệ vi sinh vật để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ lấy các chất ô nhiễm trong nước thải để phát triển, sau đó dính vào các vật thể dính bám và tạo nên các bông bùn. Tiếp tục, máy thổi khí khiến bùn di chuyển nhanh hơn, kích thước bông bùn cũng lớn dần và bong ra. Các chất lơ lửng có trong nước sẽ được loại bỏ trong bể lọc sinh học hiếu khí.

    Bể lắng và trợ lắng

    Bể này có chức năng trợ lắng cặn, được thiết kế dựa vào tải trọng lắng. Người ta phải xây bể này với chiều sâu ít nhất là 3m, đồng thời thời gian lưu nước tối thiểu là 4h để quá trình xử lý được diễn ra tốt hơn.

    Bể chứa bùn

    Các bùn đã được sinh ra từ các bể trước sẽ được chứa tại bể chứa bùn. Máy ép bùn được thiết kế lắp đặt ngoài bể, giúp bùn nhanh khô, giảm tối đa kích thước bùn được thải ra. Bùn sẽ được các đơn vị chức năng thu gom và xử lý.

    Bể khử trùng

    Nước sau khi được xử lý ở các bể trước sẽ được chuyển đến đây. Tuy nhiên nước sau khi được xử lý vẫn chưa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, người ta sẽ sử dụng Clorine để diệt khuẩn và chuyển sang bể chứa nước sạch.

    Bể chứa nước sạch

    Nước sau khi từ bể khử trùng sẽ chuyển sang đây. Bể này có nhiệm vụ lưu trữ nước sạch và sau đó sẽ thải ra các nguồn tiếp nhận ở bên ngoài môi trường như ao, hồ, sông, suối,...

    Tóm lại, việc xây dựng hệ thống lý nước thải không những giúp bảo vệ nguồn nước, môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc lắp đặt bể xử lý nước thải, hãy nhanh chóng liên hệ với Toàn Á JSC. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, chúng tôi tự hào là công ty đi đầu trong lĩnh vực thi công hệ thống xử lý nước thải, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành