Liên hệ

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất xi măng

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất xi măng

Xử lý nước thải ngành công nghiệp sản xuất xi măng giúp duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn môi trường. Các đơn vị sản xuất xi măng cần bố trí, xây dựng hệ thống, công trình chất lượng, tránh gây ô nhiễm môi trường. Cùng theo dõi trong bài viết để biết công nghệ và quy trình xử lý ra sao nhé!

Nội dung bài viết

    Công nghệ xử lý nước thải xi măng

    Sơ đồ xử lý nước thải xi măng

    Sơ đồ xử lý nước thải xi măng

    Ưu điểm

    • Dễ dàng vận hành, chi phí đầu tư thấp.
    • Hiệu suất xử lý cao.
    • Nước thải sẽ đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đầu ra.
    • Nồng độ bùn vi sinh cao, giúp bể xử lý hạn chế sự cố, tình trạng nổi bùn như một số bể truyền thống.
    • Có thể sử dụng bùn vi sinh vật làm phân bón cây trồng.

    Nhược điểm

    • Tiêu thụ năng lượng cao: Công nghệ này yêu cầu sử dụng nhiều năng lượng cho quá trình xử lý nước thải, do đó sẽ tăng chi phí sản xuất.
    • Không hiệu quả với các chất độc hại: Công nghệ này không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại từ nước thải như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.

    Hệ thống xử lý nước thải sản xuất xi măng

    Xử lý sơ bộ

    Nước thải sản xuất xi măng sẽ được thu gom thông qua đường ống dẫn, đưa vào bể thu gom trong đó có đặt song chắn rác nhằm loại bỏ rác, cặn thô. Nhờ vậy sẽ tránh tắc nghẽn đường ống ảnh hưởng đến quá trình xử lý sau. Nguồn thải có chứa dầu mỡ được đi qua bể tách mỡ rồi mới đến hố thu gom. Nước thải sau khi tập trung tại hố gom sẽ được chuyển đến bể điều hòa.

    Bể điều hòa

    Tại đây sẽ giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất của nước thải nhà máy xi măng. Bể được hỗ trợ thêm hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn dòng thải. Đồng thời, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ, tránh sự phát sinh vi khuẩn kỵ khí gây mùi hôi thối.

    Bể điều hòa

    Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hòa sẽ được bơm qua bể keo tụ - tạo bông.

    Bể keo tụ tạo bông

    Tại bể keo tụ tạo bông, nước thải sẽ hòa trộn với hóa chất keo tụ và chất trợ keo tụ. Khi đó, các hợp chất lơ lửng ở trong nước thải sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành hạt có kích thước lớn hơn.

    Nước thải sản xuất xi măng được bơm vào ngăn khuấy trộn, hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH sẽ được bổ sung thêm, để quá trình keo tụ xảy ra. Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bông.

    Bể keo tụ tạo bông

    Hệ thống bổ sung hóa chất trợ keo tụ để nâng cao hiệu quả. Hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn vào trong bể lắng 1.

    Bể lắng 1

    Tại bể lắng 1, các bông cặn lớn sẽ bị lắng xuống nhờ có trọng lực rồi được tách ra khỏi dòng chảy. Phần cặn lắng ở dưới đáy bể lắng sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

    Bể khử trùng

    Nước thải ở bể lắng sau khi qua bể khử trùng xử lý vi khuẩn thì sẽ được thải ra hệ thống thoát nước trung. Nước thải sau khi xử lý đã đạt quy chuẩn QCVN 40:2008/BTNMT, được phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo đúng quy định.

    Kết luận

    Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm và phát triển trong lĩnh vực môi trường, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á sẽ giúp quý nhà máy kiểm tra, xem xét, tư vấn và thiết lập hệ thống với mục đích xử lý nước thải nhà máy xi măng. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức sẽ tư vấn và hướng dẫn các thủ tục làm hồ sơ môi trường chi tiết, đầy đủ.

    Các đơn vị, đối tác có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải xi măng, hãy liên hệ với Toàn Á qua điện thoại 0913.543.469 hoặc địa chỉ của chúng tôi: L7-39, Khu đô thị Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội để được cung cấp, tư vấn các giải pháp phù hợp nhất nhé.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành