Các phương pháp xử lý nước thải xà phòng hiệu quả
Liên hệ

Các phương pháp xử lý nước thải xà phòng hiệu quả

Các phương pháp xử lý nước thải xà phòng hiệu quả

Ứng dụng hệ thống xử lý nước thải xà phòng đạt chuẩn sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các chất khó xử lý ra khỏi nguồn nước. Nhờ đó, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, không phải đơn vị sản xuất hoặc sử dụng xà phòng nào cũng thiết kế được hệ thống phù hợp.

Nội dung bài viết

    Nước thải xà phòng

    Nước thải xà phòng là loại nước thải có nhiều đặc trưng riêng biệt. Nổi bật trong đó phải kể đến như: Nồng độ PH cao, trong nước chứa nhiều hoá chất giặt tẩy, độ màu và độ đục lớn.

    nước thải xà phòng

    Ngoài ra còn có một số chất hoạt động bề mặt. Nếu không có quy trình xử lý chuyên nghiệp sẽ rất khó để khử hoàn toàn các chất này ra khỏi nguồn nước.

    Một số chất hoạt động bề mặt tồn tại trong nước thải như sau: Amoniac, Cationic, Non - Ionicl, chất lưỡng tính, Alkylbenzen sunfonat,… Đây đều là các chất khó phân huỷ ở điều kiện thường nên cần phải có phương pháp xử lý cụ thể.

    Các phương pháp xử lý nước thải xà phòng

    2.1 Vật lý

    Phương pháp vật lý hay còn gọi là cơ học. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng các thiết bị máy móc nhằm xử lý một phần các tạp chất ô nhiễm trong nước thải. Điển hình trong đó phải kể đến như quá trình tách rác bằng song chắn rác, máy ép bùn, thiết bị lọc than, cát…

    2.2 Hoá lý

    Ứng dụng chủ yếu của phương pháp hoá lý trong xử lý nước thải xà phòng chính là quá trình keo tụ, tạo bông bằng phèn nhôm, PAC hoặc Polymer… Ngoài ra còn có các ứng dụng khác như đông tụ, tuyển nổi.

    Mục đích chính của các phương pháp hoá lý là loại bỏ các chất lơ lửng, chất hoạt động bề mặt của nước thải. Đồng thời, cải thiện độ màu, độ đục, COD và BOD của nước thải.

    2.3 Hoá học

    Cơ chế của phương pháp này là dựa trên các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành những chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Điển hình trong đó phải kể đến như sử dụng ozone, Chlorine với mục đích diệt khuẩn, oxy hóa các chất hữu cơ, vô cơ còn lại trong nước sau khi xử lý sinh học.

    2.4 Sinh học

    Cơ chế của xử lý nước thải xà phòng sinh học là nhờ vào sự sinh trưởng, phát triển của các loại vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ trong nước, khử BOD và COD.

    Xử lý sinh học thường được chia thành các loại như sinh học hiếu khí, sinh học kỵ khí. Một số công trình sinh học cụ thể trong hệ thống xử lý nước như Aerotank, bể sinh học SBR, bể UASB…

    Quy trình công nghệ xử lý nước thải xà phòng

    Công nghệ xử lý nước thải xà phòng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định. Cụ thể như sau:

    3.1 Giai đoạn tiền xử lý

    • Mục tiêu chính của giai đoạn này loại bỏ các loại rác thô có kích thước lớn, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đưa tới các quy trình tiếp theo.
    • Nước thải xà phòng sẽ được thu gom lại và đưa tới bể lắng một. Tại đầu đường ống dẫn nước và đầu của bể lắng sẽ lắp đặt thêm song chắn rác, lưới chắn rác để chặn đứng rác thô, cặn thô. Từ đó, giảm tải áp lực cho các công trình phía sau, hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường ống.
    • Rác thô bị chặn lại ở song chắn rác sẽ được thu gom và đưa vào thùng rác. Nước thải được đưa tới bể lắng một sau đó chuyển sang bể điều hoà. Tại đây, có thể lắp thêm các thiết bị khuấy, sục khí để cung cấp ô xi, hạn chế tình trạng phân huỷ yếm khí gây mùi hôi thối.
    • Chức năng chính của bể điều hoà là ổn định lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải. Công trình này cũng được sử dụng để chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng hoạt động để sửa chữa, bảo trì.

    3.2 Giai đoạn xử lý hoá lý

    Trong giai đoạn này, nước thải sẽ được xử lý theo các phương pháp cụ thể như sau:

    • Trung hoà: Mục đích chính là điều chỉnh và kiểm soát nồng độ PH trong nước thải theo tiêu chuẩn.
    • Keo tụ - Tạo bông: Đưa hóa chất trợ keo tụ, hoá chất PAC, Polymer vào trong nước thải để liên kết các cặn lơ lửng trong nước thành những bông lớn.
    • Lắng hoá lý: Bông cặn lớn đã hình thành trước đó sẽ được lắng xuống và đẩy sang bể chứa bùn. Nước thải trong hơn được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

    3.3 Giai đoạn xử lý vi sinh

    • Bể sinh học kỵ khí: Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ trong nước. Quá trình này có sự tuần hoàn và kết hợp với việc xử lý nước tại bể sinh học hiếu khí.
    • Bể sinh học hiếu khí: Vi sinh vật sẽ phân huỷ, hấp thụ các chất hữu cơ, chất vô cơ trong nước thải để sinh trưởng và phát triển. Có thể kết hợp thêm với màng sinh học MBBR để tăng hiệu quả.

    3.4 Giai đoạn xử lý bậc II

    • Trong giai đoạn này sẽ diễn ra quá trình keo tụ, tạo bông lần hai để làm sạch các chất cặn lơ lửng trong nước.
    • Tiếp đến, nước thải sẽ được chuyển sang lọc bằng bể lọc áp lực hoặc bể lọc nhanh.
    • Cuối cùng, đưa nước thải vào bể khử trùng, sử dụng ozone hoặc chlorine để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải.

    Xử lý nước thải xà phòng vốn dĩ không phải là công việc đơn giản. Do đó, cần thiết kế, xây dựng hệ thống một cách khoa học, hiện đại, phù hợp với khối lượng và đặc tính của nguồn nước. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị thiết kế, thi công các công trình trong hệ thống xử lý này, hãy liên hệ ngay với Toàn Á JSC để được hỗ trợ.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành