Liên hệ

Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên

Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên

Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ làm sạch nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải tuần hoàn là một trong những cải tiến quan trọng trong công nghệ lọc. Không chỉ xử lý nước thải hiệu quả, thân thiện với môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Chính vì vậy, công nghệ này ngày càng được yêu thích và ứng dụng nhiều trong  xử lý nước thải ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này.

    Vì sao nên xử lý nước thải tuần hoàn

    Tăng khả năng tái sử dụng

    Xử lý nước thải tuần hoàn giúp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của luật môi trường mà không tiêu tốn nhiều thời gian. Từ đó, đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh, sản xuất.

    Nguồn nước thải ra đủ tiêu chuẩn để xả ra nguồn tiếp nhận. Đồng thời, có thể tái sử dụng cho các hoạt động khác.

    Khác với các hệ thống lọc thông thường, hệ thống lọc nước tuần hoàn có thiết kế tương đối đặc biệt. Công suất lọc lớn, có thể xử lý được một lượng nước thải cao.

    Hệ thống này có khả năng lọc sạch vi sinh vật, mầm bệnh, chất thải độc hại cao. Đồng thời, khử mùi, khử hạt chất rắn siêu nhỏ. Từ đó,  có thể tái sử dụng trong các hoạt động như tưới tiêu nông nghiệp hoặc chăn nuôi.

    Giảm chi phí sản xuất lọc tuần hoàn

    Nhờ vào việc tận dụng nguồn nước thải để tái sử dụng liên tục, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận hành.

    Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi biến động về chất lượng đầu vào và nhiệt độ môi trường. Do tận dụng được nguồn nước tái sử dụng.

    Như vậy, nhờ vào việc xử lý nước tuần hoàn mà lợi ích kinh tế thu được sẽ rất cao. Thậm chí còn lớn hơn so với chi phí đầu tư. Điều này giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

    Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn

    Bể lắng chứa nước thải được chia thành ngăn lắng và lọc khác nhau. Lực ly tâm sẽ có tác dụng làm lắng chất rắn. Đồng thời, bố trí hệ thống lọc bao gồm các vật liệu lọc như cát, đá, sỏi, lưới… Từ đó, giữ lại chất thải độc hại trong nước và chuyển đến bể chứa bùn.

    Bể sinh học có tác dụng chuyển hóa các chất như NH3, CO2, NO2 thành các chất ít độc hại hơn. Màng sinh học chứa các vi khuẩn hiếu khí, kị khí có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ, hấp thụ ammonia và nitrite.

    Nước tuần hoàn trong hệ thống không cần thay. Những sẽ luôn phải bù đắp lượng nước bị hao hụt. Bởi chỉ tái sử dụng phần nước đạt tiêu chuẩn. Phần không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được xử lý và lọc thải ra nơi tiếp nhận.

    Một số lưu ý khi xử lý nước thải tuần hoàn

    Trong quá trình xử lý nước thải tuần hoàn, cần phải tiến hành kiểm tra các thông số quan trọng như DO, PH, NO2, NH3 trước khi tái sử dụng.

    • Chú ý sự phát triển của sinh vật trong các bể vi sinh để phù hợp với khối lượng và đặc tính của nguồn nước thải.
    • Luôn chú trọng điều chỉnh độ kiềm, độ PH, nhiệt độ…để hỗ trợ sự tăng trưởng tối đa của vi sinh xử lý nước thải.
    • Cẩn trọng sử dụng hóa chất khi xử lý.
    • Nguồn nước tái sử dụng chỉ nên áp dụng cho một số hoạt động không yêu cầu cao về chất lượng, tính vệ sinh. Không sử dụng trong nấu ăn, sinh hoạt, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, y tế….

    Xử lý nước thải tuần hoàn để tái sử dụng là chiến lượng phát triển bền vững. Giải pháp này vừa góp phần giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. Toàn Á JSC chuyên cung cấp hệ thống xử lý các chất ô nhiễm nguồn nước, giải pháp xử lý nước an toàn, hiệu quả. Nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành