Xử lý nước thải trạm trộn bê tông rất quan trọng. Bởi trong quá trình hoạt động của mình, trạm trộn bê tông luôn thải ra một lượng lớn và khó có thể xử lý bằng các biện pháp đơn giản.
Do đó, rất thiết phải xây dựng một hệ thống xử lý chuyên nghiệp, hiệu quả với công suất vừa phải. Sau đây, Toàn Á JSC sẽ giúp bạn tìm hiểu những về vấn đề này như sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Quy trình xử lý nước thải trạm trộn bê tông bao gồm các công đoạn theo sơ đồ sau:
Hướng dẫn quy trình xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Hố thu gom
Toàn bộ nước thải thải ra từ trạm trộn bê tông sẽ được dẫn theo đường ống thoát nước tới bể thu gom. Trước đó, tại đầu đường ống và miệng bể đều có đặt song chắn rác nhằm mục đích loại bỏ các loại rác thô, chất bẩn có kích thước lớn. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ tắc nghẽn đường ống hoặc máy bơm trong quá trình xử lý.
Bể lắng 1
Từ hố thu gom, nước thải sẽ được chuyển qua bể lắng 1. Tại đây, các loại cát, sỏi, sỉ, đá dăm, si măng đông cứng… đều sẽ được lắng xuống. Từ đó, giảm hiện tượng ma sát, ăn mòn của các chất liệu này với thiết bị cơ khí hay nguy cơ lắng cặn tại các đường ống dẫn. Phần nước nổi lên trên sẽ chuyển sang bể điều hoà. Phần lắng phía dưới sẽ đưa sang bể chứa bùn.
Bể điều hoà
Bể điều hoà được lắp đặt hệ thống máy thổi khí hoặc khuấy trộn có tác dụng cung cấp oxy tạm thời các chất hữu cơ. Ngoài ra, bể cũng có tác dụng giữ nước trong bể khi hệ thống muốn bảo trì hoặc sửa chữa. Tại đây có thể xử lý được khoảng 10% COD và 10% BOD.
Bể keo tụ tạo bông
Vì tính chất của nước thải tại trạm trộn bê tông chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cực cao. Do đó, cần phải đưa ra bể keo tụ tạo bông. Tại đây, nước thải sẽ được trộn với hoá chất trợ keo tụ. Khi đó, chất lơ lửng trong nước sẽ kết dính với nhau tạo thành các hạt lớn và dễ dàng lắng xuống dưới.
Bể lắng 2
Sau khi quá trình keo tụ, tạo bông kết thúc, nước thải và các bông cặn sẽ được di chuyển sang bể lắng 2 để loại bỏ bông cặn. Khi đó, bông cặn lắng xuống đáy bể và đưa sang bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ được đưa vào bể trung gian. Quá trình này giúp ổn định tính chất và lưu lượng nước trong việc xử lý.
Bể trung gian
Bể này có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng. Từ đó, tạo điều kiện để bơm lên thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các tạp chất, chất rắn còn tồn tại trong nước.
Bể lọc áp lực
Tại đây, những loại cặn, bẩn còn lại trong quá trình lọc sẽ được xử lý thông qua quá trình cho đi qua các vật liệu lọc để tách khỏi dòng nước. Một số vật liệu lọc phổ biến bao gồm: Than hoạt tính, cát thạch anh…
Bể khử trùng
Bể khử trùng có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây ô nhiễm còn sót lại trong. Sau quá trình xử lý, nguồn nước sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT theo quy định.
Những ưu điểm của hệ thống xử lý
Các công trình vận hành dễ dàng, không tiêu tốn nhiều chi phí hoạt động hoặc nhân công.
- Hiệu quả xử lý cao, vận hành ổn định, lâu dài và bền bỉ.
- Ít phát sinh các sự cố hư hỏng trong quá trình hoạt động.
- Không tiêu tốn thời gian nuôi cấy vi sinh.
- Nguồn ra đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định.
Toàn Á JSC tự tin là đơn vị hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng và thi công hệ thống xử lý nước thải cho các quý khách hàng và quý đối tác. Với nhiều năm hoạt động, Toàn Á có kinh nghiệm trong hợp tác, làm việc với những đối tác lớn, đòi hỏi chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý môi trường nước.
Do đó, nếu bạn đang có ý định tìm hiểu và phát triển hệ thống xử lý nước thải trạm trộn bê tông. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi được tư vấn, hỗ trợ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhất.