Bể lắng đứng trong xử lý nước cấp và cách tính toán
Liên hệ

Bể lắng đứng trong xử lý nước cấp và cách tính toán

Bể lắng đứng trong xử lý nước cấp và cách tính toán

Bể lắng đứng trong xử lý nước cấp với cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng như thế nào sẽ được giải đáp ở nội dung mà Toàn Á chia sẻ. Hãy cùng theo chân chúng tôi để bạn được giải đáp những thắc mắc của mình trong bài viết này nhé.

Nội dung bài viết

    Bể lắng đứng là gì?

    Bể lắng đứng là loại bể được làm bằng thép không gỉ (inox) và phủ lớp sơn bên ngoài. Chúng thường được thiết kế với hai dạng chính là hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông đáy chóp.

    bể lắng đứng là gì

    Loại bể này được dùng để xử lý nước cơ học, làm nhiệm vụ tách những chất rắn lẫn. Những chất rắn này sẽ lắng xuống bên dưới đáy bể và được hút ra ngoài.

    Bể lắng đứng này còn được biết đến là bể lắng ly tâm, được thiết kế tương tự như bể lắng. Trong bể hỗn hợp nước cùng với bùn sẽ được vận chuyển theo hướng từ dưới lên trên.

    Khi đó, bùn, các loại chất rắn có trọng lượng nặng sẽ lắng xuống dưới đáy bể. Trong khi đó, phần nước đã không còn chất rắn, trong veo sẽ được đưa theo máng răng cưa để thoát ra ngoài cho công đoạn xử lý tiếp theo.

    Hiện nay, loại bể này có mặt trong hầu hết các hệ thống xử lý nước công nghiệp tại nhà máy, công trình, doanh nghiệp, khu công nghiệp hoặc dùng trong các hộ gia đình.

    Cấu tạo của bể lắng đứng

    Bể thường được làm từ chất liệu thép Cacbon CT3 kết hợp với lớp sơn chống gỉ tạo độ bền tốt. Ngoài ra, cũng có các thiết bị được xây bằng gạch hoặc bê tông thường là những loại có thể tích nhoàn á

    Bể có kích thước với đường kính từ 4 - 9m tùy thuộc vào quy mô của hệ thống. Nước trong các bể sẽ được bơm từ dưới lên trên với hướng thẳng đứng.

    Cấu tạo bể lắng 2 vỏ với 4 phần chính:

    • Vỏ ngoài của bể gồm cả bộ phân vát đáy bên dưới để thu bùn.
    • Phần ống chính giữa làm nhiệm vụ điều hướng dòng nước theo chiều từ dưới lên trên.
    • Máng răng cửa là nơi thu nước sau khi chất rắn đã lắng xuống kết hợp với nhiệm vụ chắn bọt nổi.
    • Bộ phận thu bùn được lắp đặt cánh gạt bùn có trong hệ thống.

    Bể lắng đứng có nhiệm vụ lưu trữ nước trong một thời gian nhất định. Trong thời gian này, các chất lơ lửng dưới tác động của trong lực được tạo ra nhờ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể sẽ lắng sâu xuống đáy.

    Nguyên lý làm việc

    Để hiểu rõ quá trình lắng cũng như hiệu quả lắng bùn xuống như thế nào, bạn sẽ cần tìm hiểu nguyên lý làm việc của bể. Toàn Á sẽ cung cấp ngay cho bạn những thông tin về nguyên lý làm việc của bể dưới đây.

    nguyên lý làm việc của bể lắng đứng

    Giai đoạn 1

    Bể lắng đứng hoạt động theo nguyên tắc nước chảy ngược. Nước sẽ được đưa vào theo máng chảy vào bộ phận ống chính giữa và ra ngoài.

    Khi đó, nước sẽ va chạm với thành bể và đưa nước đi theo chiều từ dưới lên trên. Sau đó, nước thải đã trong hơn sẽ tiếp tục đi qua máng răng cưa để sang quy trình xử lý tiếp theo.

    Giai đoạn 2

    Trong quá trình nước đi ra ngoài ống và đi lên, nước có vận tốc ở mức ổn định từ 0.2 - 0.5 m/s. Khi đó, các hạt năng, cặn bùn sẽ bị tác động của trọng lực để lắng xuống khu vực thu bùn có hình nón. Các loại cặn, bùn sẽ được xả ra ngoài bằng bơm áp lực thủy tĩnh theo đường ống dẫn được thiết kế thấp hơn 1,5m so với chiều cao của mực nước trong bể.

    Các loại bể lắng đứng với khả năng loại bỏ những chất rắn, bùn không tan trong nước. Hiệu suất làm việc của bể đạt từ 50% - 70% các chất lơ lửng và 25 - 40% các chất hữu cơ. Mặc dù, khả năng lọc cặn bùn của bể không cao nhưng với thiết kế đơn giản, chi phí quản lý thấp, tiết kiệm được diện tích xây dựng. Do vậy, bể lắng đứng vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay.

    Tổng hợp những thông tin về bể lắng đứng trong xử lý nước cấp sẽ giúp hiểu thêm về thiết bị này. Từ đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn lắp đặt cho hệ thống xử lý nước của nhà máy, đơn vị sản xuất.

    Ứng dụng của bể lắng

    Hiện nay, các loại bể lắng đứng được đưa vào ứng dụng trong nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hay công nghiệp với nhiều ưu điểm:

    • Loại trừ các chất rắn, cặn hữu cơ hoặc cặn sinh học.

    • Làm công việc thu lắng cát.

    • Xử lý bùn có trong nước thải bằng cách nén bùn.

    • Tác bùn vi sinh có trong nước thải ra ngoài.

    Đối với các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: có vai trò tách cặn khi các loại hóa chất phản ứng kết tủa tạo thành chất rắn, được dùng làm bể tách cát hoặc bể lắng sơ cấp. Ngoài ra, bể cũng có thể được dùng trong quy trình sau bể sinh học hiếu khí Aerotank có nhiệm vụ tách bùn, thu các loại chất rắn.

    Cách tính toán bể lắng đứng đợt 1

    Cách tính toán bể lắng đứng được tính như sau:

    Vùng lắng

    • Q = 27,149 (m3/ngày,đêm) = 1131,21 (m3/h) = 0,31 (m3/s), hiệu quả lắng R = 50%.
    • Lượng SS còn lại sau khi qua bể lắng đợt 1 là: 180×50% = 90 (mg/l).
    • U0 = 0,65 mm/s (Quy phạm từ 0,83 - 2,5 m/h hay 0,22 - 0,7 mm/s).
    • Hệ số kể đến sự ảnh hưởng của dòng chảy rối: α = 1,82.
    • Hàm lượng cặn lơ lửng SS = 180 mg/l, độ màu M = 25 Pt - Co.

    Diện tích vùng lắng

    tính toán diện tích vùng lắng bể lắng đứng

    Chiều rộng của bể

    chiều rộng vùng lắng

    Chiều dài của bể

    L = 5B = 65 (m)

    Chiều cao vùng lắng

    Chiều cao của bể lắng

    Bán kính thủy lực

    bán kính thủy lực

    Vận tốc nước chảy trong bể

    vận tốc nước trong bể

    Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về bể lắng đứng và cách tính để xử lý nước. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm này thì có thể liên hệ ngay cho các chuyên gia Toàn Á JSC. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ giải quyết mọi vấn đề.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành