Liên hệ

Quy trình xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật

Quy trình xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật

Quy trình xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật chi tiết hiệu quả với bể lọc thô và điều hòa, oxi hóa, lắng cặn và xử lý chất hữu cơ.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật là một vấn đề cần thiết hiện nay. Các loại thuốc tuy giúp ngăn ngừa, kiểm soát sâu bệnh; nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Trong bài viết dưới đây, Toàn Á sẽ chia sẻ về cách xử lý hiệu quả.

    Nước thải thuốc bảo vệ thực vật

    Nước thải thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong quá trình sản xuất thuốc bảo, sử dụng và vệ sinh thiết bị của nông dân, công nhân nhà máy.

    Các chất độc hại trong loại nước thải này rất khó phân hủy. Khi tồn tại ngoài môi trường, chúng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất cũng như hệ sinh thái và sức khỏe con người.

    Chính vì thế, việc xử lý là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Cần xử lý tốt để tránh những hệ lụy nguy hiểm từ nó đến môi trường và con người.

    Quy trình xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật

    Bước 1: Lọc thô và điều hoà

    Nước thải thuốc bảo vệ thực vật sẽ được dẫn từ các kênh, mương về hệ thống xử lý. Trước đó, nước thải sẽ được lọc qua màng chắn để loại bỏ rác thải lớn như: chai lọ, bao bì, nhãn mác,… nhằm tránh gây tắc nghẽn trong quá trình bơm, cản trở hệ thống xử lý sau:

    Tiếp đó, nước thải sẽ được bơm về bể mới để điều hòa, ổn định lại nồng độ các tạp chất ô nhiễm có trong nước. Trong bể sẽ lắp thêm thiết bị sục khí và có hiện tượng phân hủy kỵ khí để tránh lắng cặn.

    Bước 2: Oxi hoá

    Nước thải thuốc bảo vệ thực vật sẽ được châm axit H2SO4 để giảm nồng độ pH xuống nhằm tạo điều kiện thích hợp để dẫn nước thải sang bể oxy hóa. Trong quá trình này, để xảy ra phản ứng oxy hóa, nước thải sẽ được thêm chất xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O. Sau khi được xử lý tại bể này, các chất vô cơ hay hợp chất khó phân huỷ sẽ được oxi hoá thành chất dễ phân huỷ.

    Bước 3: Lắng cặn

    Tiếp theo, nước thải thuốc bảo vệ thực vật sẽ được đưa về bể mới để lắng bùn và cặn phát sinh từ quá trình oxi hóa. Bên cạnh đó, nồng độ pH có trong nước sẽ được điều chỉnh về trung tính tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi trong nước hoạt động.

    Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ được loại bỏ một số chất thải lơ lửng. Phần nước mặt còn lại được dẫn về bể Aerotank.

    Bước 4: Xử lý chất hữu cơ

    Giai đoạn xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật này sẽ diễn ra tại bể Aerotank. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ về dạng CO2, nước và sinh khí. Khi đó, nước thải sẽ được làm sạch và bùn hoạt tính COD, BOD sẽ đạt khoảng 85% - 90%.

    Nước thải sẽ được đưa qua bể lắng lần nữa và được khử trùng để tiêu diệt các hại khuẩn. Lúc này, chúng đã được làm sạch, đủ điều kiện xả thải ra ngoài.

    Ưu điểm của việc xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật

    Xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật là việc vô cùng thiết để bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Công nghệ xử lý này có rất nhiều ưu điểm nổi trội như:

    • Hiệu suất xử lý tốt, cải thiện nguồn nước thải tốt.
    • Bảo vệ nguồn nước tưới tiêu khỏi nguy cơ ô nhiễm độc hại.
    • Giúp môi trường đất không bị suy thoái đất bởi những tạp chất độc hại.
    • Bảo vệ sức khỏe con người, tránh mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
    • Giảm mùi hôi, khó chịu từ thuốc bảo vệ thực vật.
    • Tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái xung quanh.
    • Là công nghệ được các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tin tưởng, ứng dụng vào những công trình nhỏ đến lớn.

    Việc xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật vô cùng cần thiết không chỉ với nhà nông mà còn cả những nông trại, nhà máy. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về hệ thống này, hãy liên hệ ngay với Toàn Á. Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn những giải pháp phù hợp và hiệu quả.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành