Liên hệ

Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn: Phương pháp và quy trình

Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn: Phương pháp và quy trình

Việc xử lý nước thải sinh hoạt ở nông thôn đang rất được quan tâm hiện nay bởi có nhiều làng nghề, xưởng sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm. Nội dung bài viết dưới sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Nội dung bài viết

    Nguồn gốc nước thải sinh hoạt nông thôn

    Nước thải sinh hoạt nông thôn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó phải kể đến như:

    Các hoạt động sinh hoạt của người dân

    Các hoạt động sinh hoạt của người dân là một trong những nguồn phát sinh nước thải lớn và có tính chất phức tạp.

    nguồn nước thải sinh hoạt nông thôn

    Vì nó được thải ra từ các hoạt động nấu ăn, tắm giặt, vệ sinh… Do đó, hàm lượng BOD, COD thường rất cao.

    Hoạt động nông nghiệp

    Nguồn nước thải này thường chứa dư lượng thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Chúng có mặt ở trong các ruộng đồng, hệ thống ao hồ, sông ngòi…

    Hoạt động chăn nuôi

    Nguồn nước thải phát sinh từ trong chăn nuôi thường chứa phân động vật, thức ăn thừa. Không chỉ có hàm lượng chất hữu cơ cao mà còn nhiều mầm bệnh.

    Nước thải chăn nuôi nông thôn

    Nếu không kiểm soát tốt có thể tạo điều kiện lây lan dịch bệnh nguy hiểm như H1N1, H5N1...

    Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

    Việc xử lý nước thải nông thôn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi nó giúp làm giảm thiểu tối đa những chất thải có hại trong nước trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

    Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

    • Nên lắp đặt hệ thống xử lý trong từng hộ gia đình, từng cụm dân cư và các trang trại chăn nuôi.
    • Cần tập kết thu gom nước thải tại các điểm tập chung để xử lý đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, kiểm soát việc xả thải ra môi trường một cách tốt nhất.
    • Với những gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có diện tích rộng tại những vị trí các xa khu dân cư. Đồng thời, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của gia đình bình. Tránh để tình trạng ô nhiễm chất thải, nước thải ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
    • Ngoài ra, hộ nông thôn chăn nuôi nhiều có thể xây các hầm biogas để xử lý, cải thiện chất lượng nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

    Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

    Xử lý nước thải ở nông thôn nhằm giải quyết những nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mà tiểu vùng này có thể phải đối mặt.

    Tập kết xử lý nước thải tập trung

    Phương án tập kết xử lý đã được áp dụng tại nhiều khu đô thị phát triển và các khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ mới được ứng dụng tại các vùng nông thôn gần đây.

    Bởi vì ngày càng xuất hiện nhiều hơn những khu vực dân cư, khu làng nghề, khu chế biến thủy hải sản… ở các vùng nông thôn. Do đó, lượng nước thải ở khu vực này cũng ngày càng nhiều hơn.

    Tập kết xử lý nước thải tập trung

    Thế nhưng về chất lượng thì chưa được đảm bảo lắm. Do đó, nhiều chuyên gia đã đề xuất phương án tập kết xử lý để bảo vệ môi trường. Cách này sẽ hỗ trợ tập trung lại các nguồn nước thải từ khu dân cư, khu chế xuất, làng nghề… để xử lý hiệu quả hơn.

    Sở dĩ chọn phương án này tại các vùng nông thôn bởi vì nó mang đến nhiều ưu điểm như sau:

    • Phương án giúp hạn chế tối đa mùi hôi.
    • Quá trình xử lý vận hành đơn giản, dễ thực hiện.
    • Tiết kiệm chi phí hơn về việc thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, thuê nhân công.
    • Ít gây xáo trộn và ảnh hưởng đến các hạ tầng cơ sở khác (như đường xá, nhà cửa, công trình…).

    Đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung có yêu cầu kỹ thuật trong việc vận hành và lắp đặt nhà xưởng hay đất đai thì sẽ tùy thuộc vào quy mô của từng loại công trình. Từ đó, suy ra những chỉ tiêu yêu cầu khác nhau.

    Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

    Đối với cách lắp đặt hệ thống xử lý, chúng ta sẽ cần xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải nông thông như sau:

    Việc lắp đặt, xây dựng các hệ thống sẽ giúp quá trình loại bỏ tạp chất, xử lý hiệu quả hơn. Từ đó, nguồn nước thải sẽ được lọc sạch và xử lý an toàn, không gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.

    Hiện nay, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á là đơn vị chuyên cung cấp các hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp. Chúng tôi có những chuyên gia có thể hỗ trợ cho các cá nhân, đơn vị những hệ thống tuyệt vời.

    Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

    Thu gom và điều hoà nước thải

    Nước thải sinh hoạt nông thôn sẽ được đưa qua hệ thống đường ống dẫn để tới bể tự hoại. Tại đầu các đường ống có trang bị song chắn rác, lưới chắn rác để loại bỏ bớt các loại chất thải thô có kích thước lớn.

    Thu gom và điều hòa nước thải

    Từ bể tự hoại, nước thải sẽ được bơm tới bể điều hoà với mục đích chính là ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong đó. Từ đó, giúp cho việc vận hành thiết bị trong hệ thống và sử dụng hoá chất được.

    Xử lý sinh học

    Nước thải sinh hoạt nông thôn sẽ được đưa tới bể anoxic để xử lý thông qua vi sinh vật thiếu khí. Tại đây, sẽ được lắp đặt các thiết bị khuấy trộn để tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh và chất thải.

    Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải

    Tại đây sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa nitrat. Nhờ đó, khử nitơ trong nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả.

    Tiếp đến, nước thải sẽ được chuyển sang bể xử lý hiếu khí. Mục đích chính là loại bỏ các chất hữu cơ trong nước làm nguồn thức ăn cho vi sinh hoạt động. Tại hai đầu bể sẽ được trang bị thêm máy khuấy trộn và thổi khí để cung cấp đủ lượng oxi cho vi khuẩn.

    Lắng sinh học và khử trùng

    Bể này có tác dụng chính là lắng bùn và tách nước thải. Lượng bùn sau khi lắng sẽ đưa về bể chứa bùn để xử lý riêng. Một phần bùn sẽ được bơm lại về bể Aerotank để duy trì nồng độ vi khuẩn trong bể. Phần nước trong bên trên sẽ được bơm sang bể khử trùng.

    Lắng sinh học và khử trùng

    Tại bể khử trùng, người ta sẽ tiến hành châm Chlorine để tiêu diệt hết vi khuẩn, mầm bệnh trong nước thải. Từ đó, có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

    Phần bùn thu gom được từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được hệ thống phân khối khí để bùn phân hủy nội bào. Từ đó, giảm khối tích bùn. Đồng thời, hút bỏ theo định kỳ.

    Lợi ích khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải nông thôn

    • Giảm tình trạng phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh một cách tối đa.
    • Tiết kiệm chi phí đầu tư cho các công trình thoát nước công cộng.
    • Hệ thống có thể nâng cấp lên công suất cao hơn nếu có nhu cầu.
    • Dễ dàng bảo trì, dễ tìm kiếm linh kiện thay thế sau một thời gian sử dụng.
    • Chi phí vận hành thấp, không tiêu tốn nhiều nhân công quản lý.
    • Có thể tái chế và sử dụng nước sau xử lý với các mục đích khác nhau thông qua công nghệ lọc hiện đại.

    Mong rằng những thông tin mà Toàn Á mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình và lựa chọn đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín, đáng tin cậy. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành