Liên hệ

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như các chất vô cơ khác.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học là gì?

    Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học được biết đến với tên gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh.

    Phương pháp này xử lý nước thải dựa vào cơ chế hoạt động các loài vi sinh vật sống, đặc biệt là dựa vào đa số các loài vi sinh vật hoại sinh trong nước thải sinh hoạt để loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm, độc hại ra khỏi nguồn nước.

    Ngoài ra phương pháp còn được sử dụng để xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ hòa tan, chất ô nhiễm như H2S, sunfua, ammonia, nitơ,...

    Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

    Ưu điểm của xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

    Khi sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt chi phí đầu tư bỏ ra rất ít.

    Dễ dàng vận hành trong việc xử lý nước thải.

    Ứng dụng phương pháp này để xử lý nước thải đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn vì nó thân thiện với môi trường.

    Hiệu suất xử lý mà phương pháp sinh học này đem lại là vô cùng cao.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

    Sinh trưởng lơ lửng SBR

    SBR là viết tắt của Sequence Batch Reactor, đây là hệ thống được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học có nhiều chất hữu cơ và nito cao. Quy trình cụ thể như sau:

    Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

    Pha làm đầy:

    Trong khoảng 1 - 3 giờ nước thải sẽ được bơm vào bể SBR, bên trong bể hoạt động theo phản ứng các mẻ nối tiếp nhau, phụ thuộc vào hàm lượng BOD ban đầu.

    Pha sục khí:

    Sục khí để tạo ra phản ứng hóa học giữa nước thải và bùn hoạt tính. Ngoài ra, mặt nước có thể thoáng hơn nhờ vào việc trộn đều hỗn hợp sẽ cung cấp oxy cho nước. Mất khoảng 2 giờ để có thể hoàn thành xong pha này. Tuy nhiên có thể nhanh hơn nếu nước thải không quá nhiều chất ô nhiễm.

    Pha lắng:

    Pha này có nhiệm vụ ngăn cản cho nước không vào được bên trong bể SBR, Mục đích của pha này là lắng trong nước ở môi trường tĩnh hoàn toàn. Thời điểm này quá trình khử nitơ trong bể sẽ diễn ra với hiệu suất cao. Pha lắng sẽ mất 2h đồng hồ để có được 2 lớp trong bể, bên trên là lớp nước tách và bên dưới phần cặn lắng chính là lớp bùn.

    Pha rút nước:

    Sau thời gian lắng thì lớp nước bên trên sẽ đi ra ngoài bể SBR. Quá trình này kéo dài trong 30 phút.

    Ngưng:

    Đây là pha đợi để nạp mẻ mới. Thời gian chờ đợi tuỳ thuộc vào thời gian vận hành của 4 pha trên và vào lượng nước thải, thứ tự nạp nước nguồn vào bể.

    Xả bùn dư:

    Quá trình xả bùn dư được thực hiện trong giai đoạn lắng nếu lượng bùn ở trong bể quá cao. Một phần bùn sẽ được thu vào bể chứa bùn, một phần được tuần hoàn vào trong bể Selector. Phần còn lại sẽ được giữ lại trong bể C - tech.

    Sinh trưởng bám dính

    Hoạt động nhờ quá trình dính bám của một số loài vi khuẩn hiếu khí. Quá trình dính bám diễn ra tốt làm cho lượng sinh khối tăng lên đáng kể, kéo dài thời gian lưu bùn giúp việc xử lý chất thải trong nước với tải trọng cao.

    Đĩa quay sinh học

    Hoạt động dựa vào nguyên lý tiếp xúc của nhiều loại vi sinh vật bám dính vào đĩa quay. Khi đĩa quay hoạt động liên tục, màng sinh học có khả năng tiếp xúc với không khí và các chất hữu cơ trong nước thải làm các chất này phân hủy nhanh hơn.

    Mương oxy hóa

    Hệ thống này được cải tiến từ bể Aerotank. Kết hợp với khuấy trộn và đồng thời làm thời gian các vi sinh vật hiếu khí tiếp xúc với các chất hữu cơ trở nên dài hơn. Mục đích là để tiêu diệt nito tận gốc, xử lý phốt pho và các chất hữu cơ khác một cách triệt để.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí là gì?

    Được biết đến như một quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ cũng như vô cơ trong phân tử với điều kiện không có oxy vì các vi sinh vật kỵ khí.

     Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

    Kỵ khí nhân tạo:

    Phương pháp này có 3 cách: Bể UASB, lọc sinh học kỵ khí và kỵ khí tiếp xúc.

    Bể UASB:

    Là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. Hoạt động khi có dòng nước thải được cấp vào bể.

    Bể này có ưu điểm như sau:

    • Chi phí cho việc xử lý bùn không quá cao.
    • Khí metan sản sinh lớn có thể đem lại lợi ích kinh tế.
    • Các chất thải hàm lượng cao được xử lý triệt để nhất.
    • Tải lượng mà bể này chịu được cao gấp 10 lần bể Aerotank.
    • Các chất khó phân hủy cũng không làm khó được bể UASB.
    • Dễ điều khiển cũng như vận hành.
    • Tiết kiệm nhiều năng lượng và dễ kết hợp với các công nghệ xử lý nước thải khác.

    Lọc sinh học kỵ khí

    Đây là quá trình xử lý nước thải thường được sử dụng để xử lý loại nước thải chứa hàm lượng BOD, COD cao (hàng nghìn mg/l). Phương pháp này sử dụng nhiều chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau khi xử lý là CH4, H2, H2S, NH3, CO­2.

    Việc xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kỵ khí gồm 4 giai đoạn:

    • Giai đoạn thủy phân.
    • Giai đoạn acid hóa.
    • Giai đoạn axetic hóa.
    • Giai đoạn metan hóa.

    Kỵ khí tiếp xúc:

    Công trình này gồm có một bể phản ứng, một bể lắng riêng biệt cùng một thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn.

    Cơ chế hoạt động: Nước thải chưa qua xử lý được khuấy trộn với vòng tuần hoàn. Sau đó được phân hủy trong bể phản ứng kín không có không khí bên trong. Sau khi phân hủy, hỗn hợp bùn nước sẽ được đưa vào bể lắng, nước trong đi ra và bùn sẽ được lắng xuống đáy.

    Kỵ khí tiếp xúc

    Kỵ khí tự nhiên

    Ao hồ kỵ khí

    Đây được xem là phương pháp sinh học lâu đời trong xử lý nước thải. Ao hồ kỵ khí có chức năng xử lý nước thải thứ cấp hoạt động theo cơ chế phân hủy các chất hữu cơ. Bên trong hồ này là sự cộng sinh giữa nấm và tảo vô cùng phức tạp mà kết quả của nó là tiêu diệt các vi sinh vật có thể gây bệnh.

    Ưu điểm:

    • Không cần sục khí.
    • Không cần người vận hành có trình độ cao.
    • Dễ bảo trì, lượng bùn sinh ra theo định kỳ rất ổn định.
    • Xử lý được BOD cao lên đến 90%, loại bỏ được khoảng 70% đạm và 30% phốt pho, các mầm bệnh cũng có thể bị tiêu diệt.

    Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học là phương pháp đang được mọi người quan tâm và áp dụng. Bởi phương pháp này mang lại những lợi ích tuyệt vời trong xử nguồn nước thải sinh hoạt. Nếu bạn còn những thắc mắc mà chưa được giải đáp có thể liên hệ với hotline 0913 543 469 hoặc đến trực tiếp địa chỉ công ty Toàn Á để được tư vấn hỗ trợ.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành