Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm thường liên quan đến việc loại bỏ các chất ô nhiễm như hóa chất và các hợp chất hữu cơ từ nước thải trước khi nó được xả ra môi trường. Quá trình này có thể bao gồm nhiều giai đoạn như tiền xử lý, xử lý sinh học, và xử lý hóa học để đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn.
Lợi ích của việc xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
Việc xử lý nước thải hóa mỹ phẩm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và đất, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
- Sức khỏe cộng đồng: Ngăn chặn các chất độc hại lan truyền và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí xử lý nước thải và tránh các khoản phạt từ cơ quan chức năng.
- Hình ảnh doanh nghiệp: Nâng cao uy tín và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng và khách hàng.
Các phương pháp xử lý nước thải mỹ phẩm
Đối việc xử lý nước thải cho ngành mỹ phẩm, hiện nay có những phương pháp cụ thể như sau:
Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý hay còn được gọi là phương pháp cơ học. Nguyên lý này là sử dụng các công trình, máy móc hoặc thiết bị để loại bỏ các loại chất thải có kích thước lớn ở trong nước.
Việc tiến hành thu gom và tách các tạp chất, chất lơ lửng ra khỏi nguồn nước sẽ giúp cho các công đoạn xử lý nước tiếp theo được hoạt động trơn tru, ổn định hơn. Từ đó, không cần lo lắng tới việc bị tắc nghẹt hay hư hỏng đường ống dẫn nước thải cũng như các thiết bị xử lý khác.
Phương pháp hóa lý
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong trường hợp nước thải có chứa hàm lượng BOD và COD cao. Phương pháp này sẽ kết hợp với quá trình khuấy trộn nhằm mục đích loại bỏ bớt những tạp chất gây ô nhiễm, tạo điều kiện tốt cho các quá trình xử lý phía sau.
Phương phướng hóa lý chủ yếu sử dụng phương pháp keo tụ tạo bông, đông tụ, tuyển nổi để nhằm mục đích loại bỏ các hàm lượng chất lơ lửng nổi trên bề mặt nước thải.
Phương pháp hóa học
Các phản ứng hóa học sẽ giúp làm giảm đi lượng ô nhiễm trong nước. Ví dụ nổi bật như: dùng Ozone, Chlorine để oxy hóa các chất hữu cơ thành vô cơ sau quá trình xử lý sinh học.
Phương pháp sinh học
Đối với phương pháp này chủ yếu sẽ dùng vi sinh vật để xử lý lượng nước thải ô nhiễm. Lượng vi sinh vật này sẽ phân hủy một hàm lượng các chất hữu cơ cao có trong nước thải mỹ phẩm.
Phương pháp này được chia ra làm 3 loại chủ yếu là:
- Sinh học hiếu khí.
- Sinh học kỵ khí.
- Sinh học thiếu khí.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỹ phẩm hiện nay
Hệ thống xử lý nước thải của ngành mỹ phẩm
Hệ thống xử lý nước thải ngành mỹ phẩm bao gồm những công đoạn cụ thể như sau:
Song chắn rác
Nước thải mỹ phẩm sẽ được đưa qua song chắn rác để lọc và giữ lại các tạp chất có kích thước nước lớn. Nhờ vào quá trình này, hệ thống đường ống và các công trình xử lý phía sau không bị tắc nghẽn. Phần rác đọng lại tại song chắn sẽ được thu gom và xử lý theo các phương pháp chuyên biệt.
Bể điều hòa
Chức năng cơ bản của bể điều hòa là ổn định nồng độ và lưu lượng các chất gây ô nhiễm. Nguyên lý hoạt động của bể là sử dụng thiết bị sục khí được đặt trong bể để hạn chế nguy cơ lắng cặn hoặc phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
Bể tuyển nổi
Tại bể tuyển nổi, một phần các chất hoạt động bề mặt, các căn lơ lửng sẽ được loại bỏ để giúp cho nguồn nước trở nên trong sạch hơn.
Bể keo tụ tạo bông
Tại đây, các hóa chất keo tụ và tạo bông sẽ được đưa vào trong bể nhằm kết dính các hạt keo trong nước thành những bông bùn có trọng lượng và kích thước lớn. Khi đó, có thể dễ dàng tách chúng ra khỏi nguồn nước.
Bể lắng 1
Nhờ vào việc keo tụ tạo bông đã diễn ra trước đó mà quá trình lắng cặn ở bể 1 diễn ra tốt hơn. Khi đó, bùn cặn sau khi lắng xuống sẽ được chuyển đến bể chứa bùn. Phần nước thải nổi lên trên sẽ được chuyển sang bể xử lý sinh học kỵ khí (UASB).
Bể UASB
Tại đây, quá trình xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học sẽ diễn ra nhờ vào hoạt động của các loại sinh vật kỵ khí. Khi đó, các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ có cấu trúc phức tạo sẽ được cắt mạch và phân hủy thành chất vô cơ đơn giản. Nhờ vào quá trình này, hàm lượng các chất hữu cơ ô nhiễm trong bể sẽ được giảm trừ khá nhiều. Bên cạnh đó, bể UASB còn có tác dụng khử N và P.
Bể Aerotank
Hay còn được gọi là bể sinh học hiếu khí. Tại bể UASB, các chất hữu cơ có thể chưa được xử lý một cách triệt để nên vẫn còn tồn tại với lượng khá lớn. Vì vậy, nước thải của ngành mỹ phẩm sẽ được tiếp tục đẩy sang bể Aerotank để tiếp tục quá trình phân hủy bằng các loại vi sinh vật hiếu khí.
Điều kiện cơ bản để các vi sinh vật này hoạt động chính là phải liên tục cung cấp oxi cho bể bằng cách sử dụng bơm hoặc tiến hành sục khí.
Bể lắng 2
Tại đây sẽ diễn ra quá trình lắng cặn sinh học. 1 phần bùn lắng tại bể sẽ được chuyển về bể Aerotank, 1 phần đưa về bể chứa bùn để xử lý chuyên biệt. Phần nước trong nổi lên trên của bể lắng 2 đã đạt tiêu chuẩn nên có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
Bằng việc sử dụng những hệ thống, phương pháp xử lý nước thải mỹ phẩm đạt chuẩn sẽ góp phần không hề nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Đồng thời, đáp ứng được các quy chuẩn khắt khe từ bộ tài nguyên môi trường. Từ đó, tránh được nguy cơ bị xử phạt và góp phần bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Toàn Á đang cung cấp hệ thống xử lý nước thải ngành mỹ phẩm cho nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao, Toàn Á cam kết sẽ mang đến cho quý khách những giải pháp xử lý nước tốt nhất hiện nay.