Liên hệ

Xử lý nước thải mì ăn liền với công nghệ hiện đại

Xử lý nước thải mì ăn liền với công nghệ hiện đại

Toàn Á chuyển giao công nghê xử lý nước thải mì ăn liền. Quy trình xây dựng lắp đặt đảm bảo chính xác dựa trên thực tế khảo sát, thiết kế.

Nội dung bài viết

    1. Các nguyên liệu, phụ gia trong chế biến mì ăn liền

    Thành phần chính của mì ăn liền là protein, chất béo, carbohydrate,... Đó là vì nguyên liệu chính để sản xuất ra mì ăn liền là bột mì. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn có một số chất phụ gia khác như:

    • Chất ổn định: Phụ gia này là poly sacarit, axit algin và pectin để tăng độ mịn của mì.
    • Chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa để tạo sự ổn định, và phân bố dầu mỡ trên bề mặt mì, tạo sự ổn định chất lượng sản phẩm. 
    • Chất chống oxy hóa (Vitamin E): Vitamin E được sử dụng như một chất chống oxy hóa để ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo có trong mì. 
    • Màu sắc: Để duy trì màu mì không đổi, thuốc nhuộm Gardenia thu được bằng cách đun nóng các sacarit như glucose và đường, và carotene.

    Dây chuyền sản xuất mì ăn liền

    Với những chất phụ gia được thêm vào trong quá trình sản xuất thì nguồn nước thải trong mì sẽ có chứa tất cả các chất trên, tạo sự phức tạp cho quá trình xử lý.

    2. Tính chất nước thải mì ăn liền

    Mì ăn liền giờ đây đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt. Kinh doanh mì ăn liền cũng trở thành một xu hướng thị trường với hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia đầu tư như Vifon, Mansa, Phúc Hảo, Vina Acecook,… Tương ứng với đó là quá trình xả thải lượng nước khổng lồ ra ngoài môi trường tự nhiên.

    Nước thải nhà máy mì ăn liền có tính chất đặc thù do quá trình sản xuất trải qua các giai đoạn sơ chế nguyên liệu, hấp, làm nguội, chiên, làm sạch,… Từ đó, tạo ra nguồn nước thải với đa dạng thành phần, tuy nhiên chứa hàm lượng cao dư lượng tinh bột, chất hữu cơ, và dầu mỡ cần phải chú trọng để xử lý.

    Đặc trưng nguồn nước thải chế biến mì ăn liền có các thông số:

    • BOD – nhu cầu oxy sinh hóa: ~ 500 mg/l.
    • COD – nhu cầu oxy hóa học: ~ 830 mg/l.
    • SS – lượng chất rắn lơ lửng: ~ 210 mg/l.
    • Dầu mỡ: ~ 235 mg/l.

    Cần thiết có quy trình xử lý hợp lý để đưa các thông số trên về đúng quy chuẩn, nếu không nguồn nước với hàm lượng chất hữu cơ cao dễ bị phân hủy và gây ra nước thải có màu đen, mùi hôi thối. Cùng với đó có thể gây ra phú dưỡng nguồn nước mặt, tăng sự phát triển của tảo ảnh hưởng đến hệ sinh vật và cảnh quan môi trường xung quanh.

    3. Công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

    Với các thông số BOD, COD cao,  quá trình xử lý hóa lý kết hợp với quy trình sinh học là phương pháp phù hợp với xử lý nước thải mì ăn liền.

    Nước thải từ các xưởng sản xuất mì và sản xuất nước sa tế được đưa theo các đường ống về khu vực xử lý chung, qua song chắn rác thô loại bỏ các rác thải kích thước lớn, đảm bảo chúng không đi vào hệ thống và làm tắc nghẽn.

    Bể tách dầu mỡ

    Nước thải sản xuất mì ăn liền đặc trưng với hàm lượng dầu mỡ cao từ công đoạn chiên mì và sản xuất nước sa tế, nước súp,… nên cần phải loại bỏ trước khi đưa vào bể điều hòa. Dầu mỡ nổi lên trên mặt sẽ được các máng gạt tách ra và chuyển về bể chứa dầu mỡ.

    Bể thu gom

    Nước sau khi được tách dầu mỡ tiếp tục chảy về bể thu gom. Tại đây còn có được thiết kế máy bơm lên bể điều hòa.

    Bể điều hòa

    Với hàm lượng chất hữu cơ cao, tại bể điều hòa máy khuấy trộn đều giúp điều hòa nồng độ trong bể được điều hòa liên tục, tránh lắng cặn gây ra bốc mùi hôi thối. Bể sẽ được thiết kế với lưu lượng nước chứa được trong khoảng xấp xỉ 8 - 12h bơm.

    Bể keo tụ tạo bông

    Phèn nhôm được thêm vào để tạo điều kiện cho các hạt cặn kết thành bông lớn, đồng thời giảm được khoảng 60 – 85% lượng COD trong nước thải.

    Bể lắng 1

    Nước thải chứa các bông cặn từ bể keo tụ được dẫn sang bể lắng để lắng xuống và định kì được đem đi xử lý.

    Bể sinh học hiếu khí

    Nước thải qua bể sinh học hiếu khí giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Trong bể được lắp đặt hệ thống quạt để cung cấp oxy liên tục.

    Bể lắng 2: Các bông cặn sinh ra từ bể hiếu khí được chuyển sang cùng dòng nước và lắng xuống tại bể lắng 2. Một phần bùn được tuần hoàn về bể hiếu khí, cùng với đó 1 phần bùn được đưa vào bể chứa bùn để xử lý.

    Bể khử trùng

    Giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong nước thải trước khi xả ra môi trường.

    Hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền

    Hãy liên hệ với công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á để được tư vấn miễn phí, và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền phù hợp, và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi đảm bảo nguồn nước thải sau khi xử lý đáp ứng mọi quy chuẩn trong Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành