Liên hệ

Top 5 công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng hiệu quả

Top 5 công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng hiệu quả

Hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng và các phương pháp thực hiện giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Có thể kể tới như kết tủa hóa học, hấp phụ, trao đổi ion, điện hóa hoặc sinh học.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải kim loại nặng là gì?

    Việc xử lý nước chứa thải kim loại dựa trên phương pháp hóa học, hấp thụ, trao đổi ion, điện hóa... Đây là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh các nhà xưởng, xí nghiệp có lượng nước thải lớn.

    Hiện nay, nước thải chứa kim loại nặng là mối đe dọa của rất nhiều công ty, xí nghiệp. Nó là hệ quả của quá trình sản xuất trong nhà máy.

    công nghệ xử lý nước thải kim loại nặng

    Một hệ thống xử lý nước thải kim loại nặng gồm các thiết bị giải quyết các vấn đề nước thải từ nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Quy mô của hệ thống sẽ được quyết định bởi hàm lượng kim loại có trong nước thải.

    Bởi vậy, việc áp dụng công nghệ hiện đại là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh nguồn nước này khó có thể xử lý. Ở Toàn Á, chúng tôi đang áp dụng: Công nghệ AAO, hóa lý, MBBR, MBR, SBR/ASBR.

    Các công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng

    Kết tủa hóa học

    Khi bổ sung các hóa chất vào trong nước thải, chất này sẽ phản ứng với các kim loại nặng tạo thành kết tủa. Để thực hiện phương pháp này, cần dựa vào tích số tan của các chất. Các chất kết tủa sẽ được tạo thành và tách ra khỏi nước bằng phương pháp lắng hoặc lọc.

    Phương pháp kết tủa hóa học

    Trong quá trình kết tủa, để làm tăng khả năng loại bỏ các kim loại nặng, có thể bổ sung các chất kết dính như phèn, muối sắt, polyme hữu cơ. Lưu ý rằng dựa vào độ pH, mỗi kết tủa hydroxit kim loại thì sẽ kết tủa ở các pH khác nhau.

    Phương pháp hấp phụ

    Cơ chế của phương pháp hấp phụ: Là quá trình sử dụng các vật liệu có diện tích bề mặt lớn, cấu trúc xốp hấp phụ các ion kim loại nặng trong nước lên bề mặt xốp của vật liệu. Các chất đó có thể là: Than hoạt tính, than bùn, các vật liệu vô cơ (oxit sắt, oxit mangan, xỉ, tro, chất liệu polymer sinh và hóa học).

    Phương pháp hấp thụ

    Cơ chế hoạt động của phương pháp hấp phụ: Có 2 phương pháp hấp phụ, bao gồm:

    • Phương pháp hấp phụ vật lý: Sự tương tác nhờ lực hút tĩnh điện giữa tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ (hấp phụ vật lý) với ion kim loại nặng.
    • Phương pháp hấp phụ hóa học: Hay còn gọi là sự liên kết giữa phản ứng của ion kim loại nặng và nhóm chức của tâm hấp phụ.

    Phương pháp trao đổi ion

    Phương pháp trao đổi ion dựa trên nguyên tắc của trao đổi ion, cách xử lý nước thải chứa kim loại nặng này sử dụng nhựa hữu cơ tổng hợp ionit, nhóm chức trao đổi ion và các chất cao phân tử có gốc hidrocacbon.

    Phương pháp trao đổi ion

    Các ion không mong muốn trong nước sẽ được thay thế bằng các ion khác không có độc tính quá trình này thường diễn ra trong cột trao đổi ion có sử dụng các vật liệu hạt nhựa Cation hoặc hạt nhựa trao đổi Anion hoặc đồng thời cả hai loại.

    Phương pháp điện hóa

    Trong xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa, người ta nhúng các điện cực để tách kim loại ra bằng cách cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Nhờ sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực kéo dài vào bình điện phân sẽ mang lại một dòng điện định hướng.

    Xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa

    Lúc này, các cation sẽ dịch chuyển về catot. Còn anion sẽ di chuyển đến anot. Sau đó, đợi đến khi điện áp đủ mạnh sẽ tạo ra phản ứng sau:

    • Ở Anot: Quá trình oxi hoá anion, OH-, chất làm anot xảy ra với phương trình như sau: Mr ne = Mn+.
    • Ở Catot: Cation và H+ sẽ di chuyển về phía bề mặt Catot nếu cho dòng điện đi qua dung dịch. Khi cation trong dung dịch có tính oxy hóa lớn hơn H+ thì electron của catot sẽ được cation thu về và tạo thành kim loại bám vào điện cực hoặc ion ít độc.

    Phương trình phản ứng: Mn+ + me = M n-m (n>m); Mn+ + ne = Mr.

    Phương pháp sinh học

    Cơ chế hoạt động của phương pháp sinh học xử lý kim loại nặng trong nước: Sử dụng vi sinh vật, mang chúng bỏ vào trong nước để hấp thụ kim loại nặng vào trong thân của chúng. Ví dụ: Tảo, nấm, vi khuẩn,... Một số phương pháp còn xử lý kim loại nặng trong nước bằng thực vật: Cỏ Vetiver, cải xoong, dương xỉ,...

    Phương pháp sinh học

    Cơ chế hấp thụ:

    • Giai đoạn 1: Tích tụ và sinh khối để giúp giảm nồng độ kim loại nặng trong nước thải.
    • Giai đoạn 2: Vi sinh vật lắng xuống đáy bùn, hoặc tạo thành mảng nổi lên bề mặt nước.

    Sau đó, người ta lọc và lấy mảng nổi đó ra khỏi mặt nước.

    Hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng do Toàn Á cung cấp

    Toàn Á có đầy đủ những điều kiện cần và đủ để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp hệ thống xử lý nước thải kim loại nặng:

    • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
    • Công nghệ xử lý hiện đại.
    • Nguồn nước đề ra đạt quy chuẩn kỹ thuật của môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
    • Đáp ứng đủ công suất xử lý phù hợp với lượng nước thải phát sinh.
    • Tối ưu hóa chi phí do doanh nghiệp.

    Hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng do Toàn Á cung cấp

    Nếu quý khách đang có nhu cầu thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng, hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469. Chúng tôi có những chuyên gia trong lĩnh vực này và sẽ tư vấn cho quý khách những hệ thống xử lý nước thải ưng ý nhất.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành