Đặc tính nước thải trại chăn nuôi heo
Nước thải chăn nuôi heo nói riêng và nước thải gia súc hiện nay nói chung là nguồn nước có nồng độ ô nhiễm cao. Bởi chúng chứa nhiều hợp chất độc hại và gây mùi hôi thối nặng. Vì vậy, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vậy, trong nước thải chăn nuôi heo có gì? Hãy cùng tìm hiểu sau đây:
Hợp chất hữu cơ
Bao gồm chất béo, thức ăn thừa, phân, protein, acid amin, cellulose. Chúng chiếm tới 70% thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Hợp chất vô cơ
Đất, cát, muối, ure, ammonium chiếm 20 - 30% thành phần trong nước thải.
Nito và photpho
Nito và photpho cũng là hai thành phần ô nhiễm lớn trong nước thải chăn nuôi heo. Theo kết quả phân tích cho thấy, nito chiếm 571 – 1026 mg/lít. Trong khi đó, photpho chiếm 39 – 94 mg/lít.
Vi sinh vật, mầm bệnh
Trong nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng vi trùng, vi khuẩn, ấu trùng, giun sán và rất nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người chăn nuôi.
Những loại hình xử lý nước thải chăn nuôi heo
Hầm biogas
Đây được coi là một trong những công nghệ phổ biến nhất hiện nay trong chăn nuôi.
Không chỉ có tác dụng loại bỏ các thành phần ô nhiễm nước thải, chuyển hóa các khí độc hại CO2, CH4, H2S. Mà thành phẩm được tạo ra từ hầm biogas còn có thể sử dụng để làm nhiên liệu đốt hoặc điện năng thắp sáng. Đặc biệt bùn cặn từ bể có thể được tận dụng cho việc tưới cây, cải thiện dinh dưỡng đất một cách hiệu quả.
Biogas thích hợp với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Những trang trại chăn nuôi lớn với lượng nước thải cao sẽ không thể xử lý được triệt để mà cần các hệ thống chuyên nghiệp hơn.
Xử lý nước thải bằng thực vật
Ưu điểm
Ưu điểm là vừa xử lý nồng độ ô nhiễm trong nước thải, vừa tạo cảnh quan xung quanh. Đồng thời, chi phí đầu tư, vận hành thấp.
- Ban đầu, nước thải chăn nuôi heo sẽ được đưa qua các song chắn rác, lưới chắn rác để giữ lại những tạp chất có kích thước lớn. Sau đó, đưa tới hệ thống xử lý.
- Phần nước đã được lắng sẽ chuyển tới bể thuỷ sinh để tiếp tục quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ, vô cơ thành chất dinh dưỡng cho dừa nước, bèo tây, cỏ muỗi, mè vừng, thuỷ trúc…
Nhược điểm
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật cần khá nhiều thời gian và diện tích ao thuỷ sinh đủ rộng để phân hủy được các chất ô nhiễm. Nếu không gây phản ứng ngược lại sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm tích tụ và trở nên nặng nề hơn.
Lọc sinh học
- Nước thải sau khi được tách từ hầm biogas sẽ được đưa tới bể thu gom và bể phân hủy thiếu khí. Tại đây, nước sẽ được lưu trữ khoảng 4 tiếng để phân huỷ chất hữu cơ.
- Tiếp đến, chúng được đưa tới bể lọc sinh học để xử lý. Trong quá trình này, luôn diễn ra sự tuần hoàn khoảng 30% nước về bể lắng. Phần nước sau khi lọc xong sẽ chuyển sang ao thuỷ sinh và lưu nước trong vòng 10 ngày.
Loại hình được đánh giá là mang tới hiệu quả cao, dễ ứng dụng, vận hành và chi phí thấp.
Bùn hoạt tính hiếu khí và thiếu khí kết hợp
Trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng bùn hoạt tính có thể kết hợp thêm các ngăn thiếu khí một cách xen kẽ. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất hữu cơ, nito tồn tại.
Trong đó, quá trình nito hoá được thực hiện ở ngăn hiếu khí. Tuy nhiên, quá trình khử nitrat lại được thực hiện ở ngăn thiếu khí. Sự kết hợp này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp tiết kiệm thời gian xử lý.
Mương oxy hoá
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là sử dụng thiết bị sục khí trong thời gian dài. Mục đích là xử lý chất hữu cơ, nito trong nước thải.
Ưu điểm của phương pháp mương oxy hóa là vận hành đơn giản, ít tiêu tốn năng lượng, tạo bùn thấp. Do đó, đang được ứng dụng nhiều trong các trang trại chăn nuôi có quy mô nhỏ.
Đệm lót sinh học
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học được thực hiện với các nguyên liệu như: Trấu, mùn cưa, chế phẩm lên men. Mục đích là tiêu huỷ mùi hôi, chuyển hóa các hợp chất có tính chất phức tạp thành các chất đơn giản, vô hại. Quá trình này có sự tham gia đắc lực của rất nhiều nhóm vi sinh vật có lợi.
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo
Hầm biogas
Nước thải chăn nuôi heo được chảy xuống hầm biogas, đây là công trình có tác dụng khử chất hữu cơ, giảm lượng khí độc sinh ra và tiêu diệt một số mầm bệnh trong nước thải. Thành phẩm tạo ra có thể sử dụng làm khí tốt, tạo năng lượng điện để đáp ứng một số nhu cầu cho con người.
Bể điều hoà
- Từ hầm biogas, nước thải sẽ được chuyển tới bể điều hòa thông qua hệ thống đường ống dẫn nước.
- Tại đây, người ta sẽ trang bị thêm loại máy khuấy trộn, bơm sục khí để ổn định lưu lượng, nồng độ nước thải, tránh phân huỷ yếm khí phát sinh mùi hôi thối.
- Tại bể điều hoà, một phần chất hữu cơ sẽ được xử lý. Loại hình này cũng giúp đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định hơn.
Bể UASB
Chất thải được đưa xuống đáy bể và phân phối đồng đều. Sau đó, chảy ngược lên trên, đi qua lớp đệm bùn sinh học. Tại đây, các vi sinh vật sẽ phân huỷ chất hữu cơ thành năng lượng cho sự phát triển.
Trong quá trình hoạt động sẽ có bọt khí metan và cacbonic ở phía trên. Khi đó, có thể thu lại bằng cách chụp khí dẫn ra khỏi bể.
Bể Anoxic và Aerotank
Nước thải chăn nuôi heo sẽ tiếp tục được chuyển tới bể anoxic và Aerotank. Tại đây có sự tham gia của hàng trăm chủng vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí để tiến hành các phản ứng sinh hóa nhằm mục đích phân huỷ chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản và vô hại.
Phần bùn dư được hình thành sau quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí sẽ được thu gom và mang đi tiêu huỷ hoặc ứng dụng sản xuất phân bón.
Bể lắng và bể khử trùng
Nước thải sẽ tiếp tục được chuyển đến bể lắng. Phần nước sạch bên trên đưa tới bể khử trùng. Tại đây người ta sẽ châm NaOCl để tiêu diệt những vi khuẩn còn sót lại.
Sau khi đi ra từ bể khử trùng, nước thải đã đáp ứng được tiêu chuẩn và có thể chảy ra hồ sinh học.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Toàn Á JSC về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi con heo. Hy vọng đã giúp các chủ trang trại hiểu rõ quy trình và lựa chọn được giải pháp đúng quy chuẩn và hữu hiệu nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.