Xử lý nước thải chăn nuôi gà như thế nào cho hiệu quả?
Liên hệ

Xử lý nước thải chăn nuôi gà như thế nào cho hiệu quả?

Xử lý nước thải chăn nuôi gà như thế nào cho hiệu quả?

Xử lý nước thải chăn nuôi gà là công việc rất quan trọng và cần thiết. Bởi ngành công nghiệp chăn nuôi gà mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người dân. Tuy nhiên nguồn nước thải trong trang trại chăn nuôi gà có nồng độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống sức khỏe con người.

Nội dung bài viết

    Xử lý nước thải chăn nuôi gà

    Nước thải chăn nuôi gà chủ yếu phát sinh từ hoạt động dọn, rửa vệ sinh chuồng trại; máng đựng thức ăn gia súc. Nguồn nước rửa chảy tràn trên bề mặt mang theo phân, lông và thức ăn thừa…

    Xử lý nước thải chăn nuôi gà là việc làm giúp loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm cao trong nước như:

    • Chất rắn không tan, chất thải lơ lửng, SS, BOD, COD
    • Các hợp chất hữu cơ.
    • Các vi sinh vật gây bệnh: Coliform, Virus Newcastle,...
    • Các mầm bệnh sinh học trong lông, phân gà như: Cúm gia cầm, bệnh gà ủ rũ,...

    Đây đều là chất thải chăn nuôi chứa những thành phần có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Nó không chỉ gây ra mùi khó chịu mà còn làm ô nhiễm đất, làm giảm độ phì nhiêu. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi gà không được xử lý về lâu dài sẽ ngấm xuống, gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm tự nhiên.

    Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà công suất nhỏ

    Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

    Trước tình trạng ô nhiễm đáng báo động, công nghệ xử lý nước thải thức ăn gia súc đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

    Áp dụng tốt công nghệ này, chủ doanh nghiệp không chỉ đảm bảo được vấn đề vệ sinh môi trường; mà còn có thể tận dụng chất thải làm nhiên liệu, phân bón…

    Việc áp dụng công nghệ xử lý vào ngành công nghiệp chăn nuôi gà có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Cụ thể như:

    • Xử lý hiệu quả các lượng chất thải hữu cơ làm giảm các chỉ số COD và BOD, giảm nồng độ Nito, Photpho trong nước thải về ngưỡng cho phép.
    • Công nghệ vận hành và xử lý máy móc đơn giản, dễ thực hiện.
    • Chi phí để đầu tư, duy trì thấp.
    • Đảm bảo đầu ra hợp vệ sinh môi trường.
    • Tiết kiệm sức người.
    • Bùn thải sau khi xử lý có thể tái sử dụng cho mục đích bón phân cho các cây trồng.
    • Sau khi xử lý nước thải thức ăn gia súc đúng quy trình thì sẽ được sử dụng làm nguồn tưới tiêu.
    • Bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

    Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

    Quy trình xử lý nước thải trại chăn nuôi gà

    Các phương pháp xử lý cơ học, hoá-lý học, sinh học,... đều có thể áp dụng linh hoạt trong việc xử lý. Tuỳ vào từng quy mô của doanh nghiệp chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Việc kết hợp các phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao.

    Quy trình công nghệ xử lý rác thải chăn nuôi gà diễn ra như sau:

    Giai đoạn 1: Xử lý thô - Loại bỏ chất thải rắn

    Đầu tiên nước thải trong quá trình dọn, rửa vệ sinh chuồng trại sẽ được tập trung tại hố nước thải. Trên mặt hố sẽ có các song chắn rác để loại bỏ các rác thải rắn có kích thước lớn. Nhằm mục đích xử lý các loại rác có khả năng làm tắc nghẽn nguồn, ống cống.

    Tại hố (hầm) tập trung người ta sẽ thu được khí metan (khí đốt). Khí này sẽ làm nhiên liệu cho: bếp ga công nghiệp, bếp đốt, lò,...

    Giai đoạn 2: Bề điều hòa và bể sinh học

    Nguồn nước thải sau khi đã được xử lý thô sẽ chảy vào bể điều hoà. Tại đây, với hệ thống sục khí liên tục, nước thải được điều chỉnh lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm về mức ổn định.

    Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa tới bể xử lý sinh học, gồm cụm bể kỵ khí- thiếu khí- hiếu khí.

    Các vi sinh vật thiếu khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ và chuyển hoá các chất dinh dưỡng.

    Các vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí trong bể sẽ tạo ra các phản ứng sinh học giúp giảm chỉ số BOD,COD đến 85%.

    Ngoài ra các vi sinh vật còn thực hiện các phản ứng khử nitrat và photpho. Sau khi phân hủy các chất hữu cơ bằng vi sinh vật cũng tạo ra lượng bông bùn lớn (xác vi sinh).

    Giai đoạn 3: Bể lắng và bể khử trùng

    Lượng nước sản sinh từ bể sinh học hiếu khí sẽ tuần hoàn lại về bể hiếu khí. Còn nguồn từ chăn nuôi có các bông bùn sẽ được đưa vào bể lắng.

    Tại bể lắng, các bông bùn sẽ lắng đọng dưới đáy bể. Sau một khoảng thời gian định kỳ các bông bùn sẽ được xử lý (tận dụng làm phân bùn sinh học,...).

    Về phía nước thải, sau khi được xử lý nồng độ ô nhiễm đáng kể sẽ được đưa vào khử trùng. Các chất khử trùng trong bể (Javen, Chlorine,...) sẽ khử các sinh vật có hại: Coliform, Ecoli…

    Giai đoạn 4: Bể áp lực

    Dưới áp lực của dòng nước và trọng lực, các chất thải chăn nuôi lơ lửng còn lại sẽ được lọc và giữ lại bởi các lớp vật liệu lọc tại đây.

    Việc xử lý nước thải chăn nuôi gà được hoàn tất ở bể áp lực này và được phép xả ra môi trường theo đúng quy định, quy chuẩn an toàn vệ sinh.

    Trên đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà được công ty Toàn Á chia sẻ.

    Xử lý nước thải thức ăn gia súc là một việc làm bắt buộc trong quy trình vận hành của ngành công nghiệp chăn nuôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải; Toàn Á luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành cùng các doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ phương pháp hiệu quả nhất.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành