Xử lý nước thải chăn nuôi bò là gì?
Xử lý nước thải chăn nuôi bò là quá trình giúp loại bỏ các thành phần ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. Từ đó, giúp cho nguồn nước trở nên trong sạch hơn. Điều này giúp bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và sức khỏe con người.
Nước thải chăn nuôi bò sản sinh ra từ quá trình vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa,... Nguồn nước thải này chứa nhiều thành phần cặn bẩn, gây ô nhiễm môi trường: chất thải rắn, chất dinh dưỡng và vi sinh vật có hại…
Việc xử lý nước thải chăn nuôi bò giúp làm giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt giúp đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh môi trường.
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò
Sơ đồ công nghệ
Thông thường bước đầu tiên của quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bò đều được xử lý tại hầm biogas trước. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý hoặc sẽ tách phân thành các dòng khác nhau của nước thải để mang đi xử lý.
Bước 1: Hầm Biogas và lọc thô
Sau khi xử lý nước thải chăn nuôi bò tại hầm Biogas, nước thải sẽ đi đến hồ thu gom.
Nguồn nước thải sẽ đi qua các cửa chắn hoặc song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn. Việc chắn, gạn rác thô này để nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ tắc nghẽn, mắc kẹt hệ thống xử lý ở các giai đoạn sau.
Bước 2: Bể điều hòa
Nước thải sau khi lọc thô sẽ được đưa đến bể điều hoà để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ. Với hệ thống máy thổi khí; nguồn nước thải sẽ được sục khí và tác động liên tục.
Việc sục khí sẽ tránh làm sốc tải trọng và làm chết các vi sinh vật. Nước thải sau đó được chuyển sang bể sinh học kỵ khí và thiếu khí.
Bước 3: Bể kỵ khí và thiếu khí (bể UASB)
Nước thải chảy vào trong bể dưới tác động của quá trình kỵ khí và thiếu khí sinh ra nhiệt độ cao. Từ đó sẽ tạo ra các phản ứng thuỷ phân, axit hoá tạo khí Metan.
Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bò tại bể sinh học sẽ được tiếp tục chuyển sang bể hiếu khí.
Bước 4: Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Tại bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý các chất thải hữu cơ. Quá trình xử lý sẽ tạo ra các bông bùn. Nước thải sau quá trình xử lý tại các bể sinh học này; nồng độ BOD, COD giảm tới 85% so với ban đầu. Nước thải sẽ tiếp tục tràn sang bể lắng.
Bước 5: Bể lắng
Tại bể lắng, các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể. Các bông bùn sẽ được gộp số lượng nhất định và được cung cấp vào bể chứa bùn, xử lý theo định kỳ.
Việc xử lý rất đa dạng có thể tận dụng làm phân bón, thức ăn cho cây trồng,...
Bước 6: Bể khử trùng
Ở bước này, các chất khử trùng như Javen, Chlorine,... được hoà vào nước thải; nhằm khử triệt để các vi khuẩn, vi sinh vật có hại còn lại.
Sau khi được làm sạch vi khuẩn, vi sinh vật sẽ được xử lý tại hồ sinh học.
Bước 7: Hồ sinh học
Tại hồ sinh học các chất thải vô cơ, hữu cơ còn sót lại trong nguồn nước thải sẽ được xử lý một cách tự nhiên bằng phương pháp ao hồ. Hồ sinh học có cơ chế hoạt động như một hồ thuỷ sinh và có diện tích khá lớn.
Trải qua toàn bộ quá trình trên, việc xử lý nước thải chăn nuôi bò sẽ được hoàn tất. Khi nguồn nước thải đạt được đúng yêu cầu của Nhà nước về quản lý nước thải môi trường. Nước thải sẽ được phép xả ra môi trường theo đúng quy định.
Trên đây là quy trình thực hiện công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò cũng như tác hại của ngành này. Để có thể đưa ra được phương án xử lý nước thải chăn nuôi bò một cách tối ưu và phù hợp với quy mô của từng trang trại; bạn có thể liên hệ với Toàn Á để được tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, chúng tôi sẽ mang tới giải pháp tối ưu nhất cho bạn.