Liên hệ

Xử lý nước thải bột mì: Ưu điểm và Quy trình thực hiện

Xử lý nước thải bột mì: Ưu điểm và Quy trình thực hiện

Quá trình phát triển hội nhập tại Việt Nam đã giúp có thêm nhiều nhà máy, khu công nghiệp sản xuất bột mì. Bên cạnh các lợi ích kinh tế, cũng sẽ có nhiều nguy cơ về ô nhiễm do nguồn nước xả thải chưa hợp lý.

Nội dung bài viết

    Nước thải bột mì là gì?

    Nguồn nước thải của việc sản xuất bột mì thường sản sinh ra từ một số hoạt động như:

    • Các khâu bóc vỏ, rửa nguyên liệu, tách dịch bào.
    • Nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy sản xuất bột mì.

    Nguồn nước thải chứa các thành phần như hàm lượng COD, SS, BOD5 ở mức cao. Các công nghệ sinh học kết hợp hóa lý sẽ phù hợp để xử lý nước thải bột mì ở các nhà máy, cơ sở sản xuất…

    Xử lý nước thải bột mì là gì?

    Xử lý nước thải bột mì là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải từ quá trình sản xuất bột mì.

    bot-mi

    Các phương pháp xử lý nước thải bột mì có thể bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

    Ưu điểm của xử lý nước thải bột mì

    • Chi phí đầu tư xây dựng, thiết lập hệ thống vận hành và bảo trì thấp.
    • Hiệu quả xử lý cao, công nghệ phù hợp xử lý nước thải có COD cao.
    • Thiết bị đơn giản và chiếm diện tích xây dựng nhỏ.
    • Công suất sản xuất của nhà máy có thể được nâng cao.
    • Không gây ra các ô nhiễm thứ cấp.
    • Tính ổn định cao khi quá trình xử lý diễn ra.

    Quy trình xử lý nước thải sản xuất bột mì

    Hầm biogas

    Nước thải sản xuất bột mì sẽ được dẫn xuống hầm Biogas. Các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như CH4, CO2, H2S.

    Bể Anoxic

    Sau đó được đưa qua bể Anoxic. Tại bể này sẽ được trang bị máy khuấy với nhiệm vụ khuấy trộn, giúp tạo ra môi trường thiếu OXY, nhờ vậy vi sinh vật thiếu khí phát triển.

    Bể Aerotank

    Nước thải được đưa qua bể Aerotank, vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ còn lại thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản khi được cung cấp oxy đầy đủ.

    Bể aerotank

    Quá trình phân hủy phụ thuộc vào một số yếu tố: pH, các chất dinh dưỡng, nhiệt độ, nồng độ bùn…

    Bể lắng sinh học

    Bể lắng sinh học diễn ra quá trình phân tách nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bởi trọng lực. Một phần bùn hoạt tính thu gom về bể chứa bùn để xử lý, một phần khác đưa về bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật có trong bể.

    Bể lắng hóa lý

    Sau bể lắng sinh học sẽ được xử lý bởi hóa chất keo tụ tạo bông và trợ keo tụ, giúp quá trình lắng nhanh và hiệu quả. Nước thải dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách bông cặn ra khỏi. Bùn sau khi lắng sẽ được đưa về bể chứa bùn.

    Bể khử trùng

    Phần nước trong sau lắng tiếp tục được dẫn sang bể chứa trung gian, rồi dẫn qua bể khử trùng. Hóa chất khử trùng giúp tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật còn sót lại.

    Bể khử trùng

    Nguồn nước sau khi xử lý đã đạt tiêu chuẩn thì có thể được xả ngay vào nguồn tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Kết luận

    Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất chế biến bột mì hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các cơ sở này, rất cần có hệ thống giúp xử lý nước thải bột mì an toàn. Bởi vì chúng ta cần đáp ứng đúng các quy định xả thải pháp luật đề ra. Đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường xung quanh tốt hơn.

    Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á hiểu được sức mạnh của việc xử lý nước thải. Chính vì thế, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ xử lý hiện đại, hiệu quả cao. Nếu đơn vị đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bột mì chuyên nghiệp, hãy liên hệ qua hotline 0913.543.469 để chuyên gia của chúng tôi tư vấn nhé.

    0913.543.469

    Nội dung khác cùng ngành