Thiết kế mô hình xử lý nước thải hộ gia đình
Chúng ta cần phải thiết lập quy trình và có những kế hoạch rõ ràng về thiết kế của từng thành phần trong hệ thống và lựa chọn công nghệ phù hợp. Theo các chuyên gia Toàn Á, quá trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình sẽ bao gồm những bước cơ bản như sau:
Xác định mục đích
Có rất nhiều mục tiêu để tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt, nổi bật trong đó bao gồm:
- Góp phần tích cực vào việc làm sạch môi trường, tái sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau. Từ đó, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và và bảo vệ sinh vật cũng như thực vật trên trái đất.
- Nguồn nước thải ra nơi tiếp nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của bộ y tế. Tránh gặp phải các tình huống vi phạm quy định về xử lý nước thải sinh hoạt khiến uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Chi phí đầu tư và vận hành hợp lý giúp tiết kiệm tài chính nhưng vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.
Dựa vào 3 tiêu chí cơ bản trên, quý khách có thể lựa chọn 1 hệ thống xử lý nước thải phù hợp nhất. Vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả vừa góp phần tối ưu hóa chi phí.
Tính toán lưu lượng nước thải phát sinh
Cách tính toán lưu lượng nước thải phát sinh dựa trên các yếu tố cơ bản như sau:
Đối với các địa bàn sử dụng nước máy
Bạn có thể biết được lưu lượng nước thải thông qua việc tham khảo về cước tiền nước trong 3 - 6 tháng gần nhất. Theo đó, lượng nước được thải ra môi trường sẽ tương đương khoảng 80% so với nguồn nước sạch được cấp tại các nhà máy nước.
Đối với những khu vực sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mưa, có thể tính toán dựa trên công thức sau: Q = N x 0,8m3/ ngày.
Trong đó:
- Q là lưu lượng nguồn nước thải.
- N là số lượng người trên địa bàn.
- 0,8m3/ ngày là lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình của 1 người.
Đối với những địa bàn chưa có người dân sinh hoạt
Cần phải dựa trên bản đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường để tính toán và ước lượng lưu lượng nước thải sinh hoạt.
Bằng 3 phương pháp tính toán kể trên bạn có thể xác định được tổng số nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư. Từ đó, chủ động xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và lựa chọn công nghệ có công suất hoạt động phù hợp nhất.
Xác định nguồn gốc của nguồn nước thải
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, có những nguồn nước cần được xử lý trước khi xả ra nơi tiếp nhận. Tuy nhiên, cũng có những nguồn nước có chất lượng đạt chuẩn với quy định nước thải sinh hoạt nên không nhất thiết phải thông qua hệ thống xử lý, cụ thể như sau:
Nguồn nước cần xử lý
- Nước được thải ra từ các khu nhà vệ sinh, hầm tự hoại, nơi chứa nhiều phân và nước tiểu cùng chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như môi trường.
- Nước được thải ra từ quán ăn, bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học, công ty hoặc các cơ sở công lập khác. Nguồn nước này chứa rất nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ, tạp chất nên cần phải xử lý tách mỡ và lọc rác trước khi đưa vào hệ thống.
- Trong nước thải còn có lẫn hóa chất tẩy rửa để vệ sinh nhà cửa, bếp ăn tập thể hoặc cơ quan làm việc hành chính văn phòng.
Nguồn nước thải không cần xử lý
Nhìn chung, nước mưa là nguồn nước thải được đánh giá tương đối sạch và không cần thiết phải thông qua xử lý trước khi đẩy ra nơi tiếp nhận. Tuy nhiên, nguồn nước này khi xâm nhập vào hệ thống đường ống dẫn nước sẽ dễ hòa tan cùng với các nguồn nước thải khác. Từ đó, trở thành nước thải cần xử lý. Điều này gây áp lực lớn cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt do khối nước tăng lên đột biến. Đặc biệt là khi mưa to và kéo dài.
Ngoài ra, theo luật bảo vệ môi trường: Dù trước hay sau xử lý, nước thải cũng cần được tách biệt với nước mưa. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, cần thiết kế các công trình có thể tách biệt riêng nước thải với nước mưa.
Xác định vị trí xây dựng hệ thống
Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chắc chắn bạn sẽ cần phải sử dụng tới 1 quỹ đất nhất định. Tùy thuộc vào lưu lượng nước thải, quy mô công trình mà diện tích quỹ đất này lớn hay nhỏ. Theo các chuyên gia, việc xác định vị trí xây dựng công trình xử lý nước thải cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Vị trí đó có diện tích đất hợp với quy mô công trình không?
- Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải liệu có linh hoạt và thuận tiện cho việc dẫn nước thải sinh hoạt từ các nguồn tới đây để xử lý và sau đó xả thẳng nguồn tiếp nhận hay không?
- Có thể xây dựng hệ thống thoát nước tại vị trí này để tránh ngập úng, rò rỉ nước thải. Đề phòng các trường hợp thời tiết cực đoan như mưa bão lớn hoặc các sự cố bất thường phát sinh hay không?
Nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình
Tùy thuộc vào nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt mà có những thông số cụ thể về chất lượng nước thải theo các quy định của bộ y tế hoặc bộ tài nguyên môi trường. Vì vậy, trước khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, cần tính toán và xác định thật kỹ địa điểm tiếp nhận để có thể phác thảo được các quy trình, công nghệ xử lý phù hợp. Từ đó, đảm bảo chất lượng nước thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Nếu nước thải sau xử lý đổ ra hệ thống thoát nước của thành phố hay sông suối, ao hồ, cần đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT hoặc QCVN 14:2008/BTNMT. Lưu ý: Chất lượng nguồn nước thải sau xử lý đổ ra sông hồ, ao suối cần có các chỉ số chất lượng cao hơn. Do đó, đòi hỏi công nghệ hiện đại và chi phí đầu tư lớn hơn.
Yêu cầu về các thiết bị sử dụng trong hệ thống
Tùy thuộc vào chi phí đầu tư xây dựng mà bạn có thể lựa chọn những thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Thông thường, các thiết bị có nguồn gốc từ Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc có giá thành cao hơn so với các thiết bị của Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, công suất hoạt động, độ bền của các thiết bị này lại được đánh giá tốt hơn hẳn.
Thời gian dự kiến xây dựng
Xác định thời gian dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải để lựa chọn đơn vị có năng lực thiết kế và thi công công trình đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra. Từ đó, góp phần đảm bảo đúng với tiến độ công trình, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp
Xử lý nước thải công suất 20m3/ngày
Nên áp dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR. Đây là giải pháp xử lý nước thải đem lại hiệu quả cao lại có giá thành phù hợp. Từ đó, vừa đem lại hiệu quả như mong muốn, vừa giúp bạn tối ưu hóa chi phí vận hành hệ thống.
Với công suất từ 21m3/ngày - 300m3/ngày
Nên áp dụng các công nghệ như công nghệ AAO kết hợp với công nghệ màng lọc MBR để xử lý nước thải. Khi đó, cần xây dựng bể Aerotank có giá thể vi sinh bám dính hoặc di động để xử lý amoni, BOD, nito trong nước. Đồng thời, thể tích cụm xử lý cần phải gấp 2 lần công suất
Lưu lượng nước thải từ 300m3/ngày trở lên
Nên áp dụng công nghệ SBR với hai cụm bể là cụm bể Selector Và cụm bể C – tech. Công nghệ này có khả năng xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ, nito cao. Đồng thời, cơ chế vận hành tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
Hiện nay, Toàn Á JSC là một trong những đơn vị chuyên cung cấp trang thiết bị và thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động, Toàn Á tự tin mang đến cho khách hàng những chọn lựa tốt nhất khi hợp tác.
Với những thông tin về thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà Toàn Á vừa chia sẻ bên trên, hy vọng đã mang tới cho khách hàng những thông tin cần thiết nhất để có thể tối ưu hóa chi phí xây dựng và vận hành mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan chức năng. Nếu quý khách có nhu cầu mua vật tư hoặc thiết kế hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 0913.543.469 để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.