Xử lý nước thải sinh hoạt là gì?
Xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các phương pháp khác nhau để loại bỏ thành phần ô nhiễm trong nước. Từ đó, giúp cho nguồn nước này trở nên sạch sẽ và an toàn hơn khi đưa ra nguồn tiếp nhận Đây việc làm rất cần thiết để tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí:
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt chủ yếu bắt nguồn từ những hoạt động của con người, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, khu chung cư như:
- Nước thải vệ sinh của các gia đình: chất thải, giấy vệ sinh, khăn ướt, rác thải.
- Do sự cố rò rỉ, tràn hầm phốt.
- Nước phục vụ sinh hoạt cá nhân như: tắm, giặt, nấu ăn… và lượng lớn bùn rác.
- Chất lỏng tồn dư từ các hộ gia đình, doanh nghiệp gồm: dầu ăn, thuốc trừ sâu, sơn, chất tẩy rửa.
Lượng nước thải ra ở một khu vực thường dựa theo mật độ dân số. Số dân càng nhiều, nhu cầu sử dụng càng cao dẫn đến lượng nước thải lớn được thải ra môi trường bên ngoài.
Ở những trung tâm thuộc khu đô thị thường có một lượng cung cấp nước nhất định theo bình quân đầu người. Các trung tâm thương mại, trung tâm đô thị sẽ xử lý nước thải sinh hoạt bằng các hệ thống thoát nước ra các sông, rạch… Còn ở nông thôn không có hệ thống thoát nước nên phải thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên hoặc các ao, hồ, sông, suối…
Tại sao cần xử lý nước thải sinh hoạt?
Khi không được xử lý, lượng chất thải sinh hoạt sẽ ngấm dần vào đất, phá hủy những tầng địa chất có ích của đất và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì vậy, mỗi hộ gia đình, chung cư, hoặc các công ty, nhà máy, xí nghiệp cần có một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu không:
- Nguồn nước bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người.
- Gây một số bệnh cho con người như: sốt xuất huyết, bệnh tả, các bệnh ngoài da.
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh và làm giảm khả năng quang hợp của chúng.
- Gây ra các hiện tượng phú dưỡng làm xuất hiện nhiều rong, tảo làm nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh.
Có thể nói, nếu không xử lý nước thải sinh hoạt, thì tác hại và hệ lụy của nó để lại cho môi trường và con người là vô cùng lớn. Vì vậy, áp dụng các biện pháp xử lý nước thải công nghệ cao là một việc làm rất cần thiết. Bởi khi đó, bạn sẽ không cần lo lắng lượng nước thải của hộ gia đình, nhà máy... sẽ được thải ra đâu và liệu lượng nước thải này có an toàn với môi trường.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Vậy xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào? Hiện nay, khi công nghệ và khoa học ngày càng phát triển, rất nhiều giải pháp đã được đưa ra. Các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản bao gồm:
Ứng dụng công nghệ hiện đại
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách xử lý nước thải sinh hoạt. Đặc biệt là dựa trên phương pháp vi sinh để giải quyết tình trạng của nước thải. Có thể kể đến một vài công nghệ tiêu biểu như: Công nghệ AAO, công nghệ SBR, công nghệ lọc sinh học với kích thước siêu nhỏ, công nghệ vi sinh hiếu khí bám vào biofor...
Những công nghệ trên chủ yếu đều là công nghệ xử lý mới, hiện đại với nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành, chi phí bảo trì thấp, không phát sinh mùi. Bên cạnh đó, cũng rất dễ nâng cấp quy mô và công suất. Tuy nhiên phần lớn nhược điểm của những công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt là hiệu quả xử lý tùy thuộc vào độ bám của vi sinh vật vào giá thể. Tuổi thọ của hệ thống phụ thuộc vào chất liệu mà người tiêu dùng lựa chọn.
Biện pháp xử lý sơ bộ
Là phương pháp được sử dụng trong nước thải qua biện pháp cơ học để loại bỏ các chất rắn và cặn bã trong nước. Đây là một trong những giai đoạn bắt buộc và quan trọng nhất với mọi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Biện pháp xử lý sinh học
Bao gồm 2 trường hợp là xử lý sinh học kỵ khí (Tùy theo lượng chất hữu cơ trong nước thải để lựa chọn bể chứa như: Bể tự hoại (biogas) hoặc xử lý sinh học hiếu khí (các chất hữu cơ sẽ được giữ lại ở bể và các sinh vật hiếu khí làm oxy hóa chất hữu cơ, cung cấp nguồn oxy giúp hòa tan trong chất thải. Một số mô hình có thể thiết kế theo biện pháp xử lý hiếu khí như: máy sục khí, bể Aerotank,…)
Phương pháp sử dụng song chắn rác: Trước khi được xử lý nước thải sinh hoạt, nước sẽ được dẫn vào thanh chắn rác. Mọi chất rắn, rác hữu cơ, cặn bã, vỏ đồ hộp, túi nilon… sẽ được giữ lại.
Phương pháp trung hòa: Nước thải có chứa một lượng lớn acid vô cơ và kiềm nên cần phải được trung hòa để đưa nước về độ pH ổn định từ 6,5 - 8,5.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Toàn Á
Công ty Toàn Á tự tin là một trong những doanh nghiệp có khả năng sản xuất và phân phối đến thị trường những hệ thống xử lý nước thải hiện đại và an toàn nhất. Đến với Toàn Á, quý khách sẽ được tư vấn những giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà hiệu quả kèm những lợi ích tuyệt vời sau:
- Đưa ra các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt an toàn, dễ dàng và hiệu quả nhất.
- Hạn chế tối đa chi phí cho người tiêu dùng.
- Đội ngũ thi công có sự giám sát kỹ lưỡng, đảm bảo tiến độ thực hiện.
- Nước thải khi qua hệ thống xử lý nước thải giúp hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
- Đem đến nguồn nước sạch, an toàn, đạt chuẩn của Bộ Y Tế.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Dễ dàng thay thế khi gặp sự cố.
Toàn Á hoạt động với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Tin tưởng và lựa chọn Toàn Á chính là giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cho chính bản thân của bạn. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn ngay hôm nay.